Thứ bảy, 20/04/2024 14:55 (GMT+7)

Cà Mau: Vẫn chưa làm rõ theo yêu cầu của Tòa án

Minh Yến - Thế Bôn -  Thứ sáu, 10/08/2018 15:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có loạt bài phản ánh về những bất cập, chưa đảm bảo về trình tự, thủ tục trong quá trình điều tra vụ án Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GT.

Thời gian qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có loạt bài phản ánh về những bất cập, chưa đảm bảo về trình tự, thủ tục trong quá trình điều tra vụ án Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (GTĐB). Do đó tại phiên tòa sơ thẩm ngày 1/3/2018, TAND huyện Cái Nước đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Vậy, Bản kết luận điều tra bổ sung có khắc phục những sai sót và làm rõ các nội dung theo yêu cầu của Tòa án.

Cách ghi múi giờ chưa thống nhất!?

Ngày 14/4/2018, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cái Nước đã có Bản kết luận điều tra bổ sung vụ án Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB xảy ra ngày 1/6/2016, tại ấp Cái Chim, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, nội dung như sau:

 1. Các biên bản kiểm tra, thu lượm dấu vết trên phương tiện, biên bản lấy mẫu vật, biên bản niêm phong mẫu vật có sửa chữa thời gian (giờ) là do khi lập hồ sơ ban đầu có nhiều cán bộ tham gia, cách ghi múi giờ chưa thống nhất dẫn đến việc sửa chữa trên. Nội dung này được một cán bộ giải trình là “ Tôi cùng với các đồng chí làm nhiệm vụ đến hiện trường và khám nghiệm vào lúc 15 giờ 40, trong quá trình khám nghiệm có vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (TNGT). Thời gian ghi trong sơ đồ hiện trường hồi 15 giờ là ghi thời điểm vụ TNGT xảy ra theo nhân chứng cung cấp, chứ không phải ghi thời gian tiến hành khám nghiệm”...Như vậy, lý do mà kết luận điều tra bổ sung đưa ra là không thuyết phục, không phù hợp thực tế hiện trường, không thể nói là do cách ghi múi giờ chưa thống nhất dẫn đến việc sửa chữa trên!?

2. Biên bản phân tích lỗi ngày 29/9/2016 của Công an huyện Cái Nước đã được khắc phục đóng dấu cơ quan chuyên môn (Đội cảnh sát giao thông). Cơ quan CSĐT kết luận bị cáo Trần Văn Khang điều khiển xe 69C-012.20, đi không đúng phần đường quy định là căn cứ kết quả giám định pháp y và các tài liệu, chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án, thể hiện vùng đụng nằm hoàn toàn bên phần đường bên trái theo hướng đi của bị can Trần Văn Khang. Qua đó, cho thấy, Kết luận điều tra bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu của Tòa án là phải xác định điểm đụng nằm ở đâu; xe ô tô biển số 69C-012.20 do tài xế Trần Văn Khang lấn tuyến là lấn như thế nào; khoảng cách ra sao, chứ không thể nói một cách chung chung, ước lệ, dẫn đến hiểu thế nào cũng được. Đây là chứng cứ quan trọng để xác định đúng bản chất vụ án lại chưa được làm rõ. Do đó, kết luận điều tra bổ sung cho rằng “Công an huyện Cái Nước đã được khắc phục đóng dấu cơ quan chuyên môn và Đội CSGT giải trình trong việc phân tích lỗi có trong hồ sơ”, liệu có đảm bảo tính khách quan, minh bạch hay chỉ là việc hợp thức hóa hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị cáo Trần Văn Khang!?

3. Việc bản kết luận giám định pháp y trong hồ sơ số 25/17/GĐHS ngày 26/7/2017 của Phân viện Pháp y quốc gia (PYQG) tại TP.Hồ Chí Minh, kết luận “bánh xe bên phải” nhưng không chú thích bánh xe bên phải nhìn từ hướng nào và dùng cụm từ “cho phép nhận định”. Về nội dung này, ngày 29/3/2018, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cái Nước đã có Công văn số 31/CSĐT đề nghị Phân viện PYQG tại TP.Hồ Chí Minh giải thích rõ nội dung trên và cơ quan này đã có Công văn phúc đáp số 20/PVPYQG-KGĐ. Tuy nhiên, đối với xe cơ giới cũng đãđược pháp luật quy định chung về bên phải, bên trái, gương chiếu hậu bên phải, bên trái... cũng như việc quy định về làn đường, phần đường bên phải, bên trái. Việc xác định phương tiện xe ô tô tải biển số 69C-012.20, do bị can Trần Văn Khang cán qua đầu bà Lâm Thị Hậu, làm vỡ nát vùng đầu, mặt nạn nhân, vùng đụng được xác định hoàn toàn ở phần đường bên trái theo hướng đi của bị can Trần Văn Khang như tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, đã thể hiện đầy đủ bản chất của vụ án và lỗi vi phạm của bị can Trần Văn Khang.

Về nội dung này, Phân viện PYQG tại TP.Hồ Chí Minh trả lời tại Văn bản số 20/PVPYQG-KGĐ ngày 26/4/2018, nêu rõ: Việc xác định bánh xe bên phải nhìn từ hướng nào, bánh bên phải trước hay sau của ô tô tải biển kiểm soát 69C-012.20, chèn qua đầu nạn nhân Lâm Thị Hậu, vấn đề này không thuộc lĩnh vực chuyên môn của Phân viện PYQG tại TP.HCM. Đối với nội dung của Bản kết luận số 25/17/GĐHS ghi căn cứ vào các mẫu sinh học, não, tóc, máu dính trên vè chắn bùn bên phải và bánh phụ xe ô tô tải biển số 69C-012.20 và tổn thương vỡ nát vùng đầu mặt nạn nhân, cho phép nhận địnhbánh xe bên phải của ô tô cán qua đầu bà Lâm Thị Hậu gây ra. Căn cứ hồ sơ, tài liệu liên quan vụ án mà Cơ quan CSĐT Công an huyện Cái Nước cung cấp. Phân viện PYQG tại TP.HCM chỉ có thể kết luận “nhận định” như đã nêu trên.Như vậy, yêu cầu giám định lại để có kết luận chính xác của Tòa án, không được thực hiện.

4. Về các vết cày ghi nhận trong biên bản khám nghiệm và sơ đồ hiện trường giao thông, đã được xác định là do xe máy biển số 69KI- 165-43 của anh Dương Văn Công, do té ngã gây ra, thể hiện trong hồ sơ, vị trí xe anh Công ngã, vị trí của bà Lâm Thị Hậu ngã cũng đã thể hiện trong hồ sơ. Điều này khẳng định không hề có vết cày của xe ô tô tải biển kiểm soát 69C-012.20 do Trần Văn Khang lái, cũng đồng nghĩa là xe ô tô tải biển kiểm soát 69C-012.20 không hề có mặt tại thời điểm xảy ra vụ án. Tóm lại, tình tiết các vết cày không được làm rõ theo yêu cầu của Tòa mà chỉ dựa vào hồ sơ trước phiên xét xử sơ thẩm để trả lời mà thôi!?

5. Việc thời gian ghi trong sơ đồ hiện trường và biên bản khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn giao thông ngày 1/6/2016, đã có giải trình trong hồ sơ. Về nghiệp vụ không quy định việc vẽ sơ đồ trước hay khám nghiệm trước nhưng thông thường, việc khám nghiệm hiện trường và vẽ sơ đồ song song nhau. Với lý lẽ không qui định việc vẽ sơ đồ trước hay khám nghiệm trước nhưng thông thường, cả 2 việc tiến hành song song, trong khi ông Nguyễn Minh Đương, có mặt tại hiện trường vụ TNGT ngày 01/06/2016, thời gian khoảng 5 phút thì làm sao chứng kiến được quá trình vẽ sơ đồ hiện trường và lập Biên bản khám nghiệm hiện trường. Như vậy, yêu cầu của Tòa cần chứng minh ông Đương có mặt và chứng kiến việc lập bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường là không được thực hiện.

Thông báo thời gian xét xử vụ án của TAND huyện Cái Nước

6. Việc thực nghiệm điều tra đối với vụ án này là thực nghiệm tình tiết để kiểm tra lời trình bày của bị can và bổ sung chứng cứ cho hồ sơ, không thực nghiệm cơ chế cán nổ. Theo các nhà chuyên môn, về thực nghiệm điều tra tức là đang nói về việc tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện trường cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó phục vụ cho công tác xử lý hình sự. Mục đích khi thực nghiệm điều tra là kiểm tra xác minh tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản. Từ những đặc điểm, mục đích của thực nghiệm điều tra thì với quan điểm thực nghiệm điều tra chỉ để kiểm tra lời trình bày của bị can là vô nghĩa. Nếu thực nghiệm điều tra không thể thực nghiệm cơ chế cán nổ thì cơ chế cán nổ thể hiện ở đâu hay giám định pháp y trên hồ sơ. Mặt khác, diễn biến tại phiên tòa liên quan đến thực nghiệm điều tra về trình tự, cách thức thực nghiệm điều tra, có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng.

Giấy triệu tập luật sư.

Một số luật sư tham gia phiên tòa xét xử vụ án Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB, đều nhận được Giấy triệu tập hình sự, để tham gia phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Trụ sở TAND huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Các luật sư khi nhận được Giấy triệu tập của TAND huyện Cái Nước, tỏ ra rất tâm tư, vì Giấy triệu tập chỉ dùng cho bị can, bị cáo, thay bằng TAND huyện Cái Nước chỉ gửi Thông báo thời gian xét xử vụ án, để luật sư sắp xếp công việc, thời gian tham gia phiên tòa theo quy định. Khi luật sư thắc mắc về việc gửi Giấy triệu tập hình sự thay vì Giấy mời thì được trả lời là làm theo mẫu chung cho tiện, là khó có thể chấp nhận được.

Giấy triệu tập luật sư tham gia phiên tòa

Mặc dù, còn một số nội dung, tình tiết quan trọng vẫn chưa được làm rõ theo yêu cầu của TAND huyện Cái Nước nhưng Kết luận điều tra bổ sung vụ án, vẫn đề nghị Viện KSND huyện Cái Nước tiếp tục truy tố bị can Trần Văn Khang ra trước pháp luật về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB được quy định tại Khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, gây thắc mắc trong dư luận.

Dự kiến phiên tòa diễn ra vào ngày 22/8/2018, chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.                                     

Bạn đang đọc bài viết Cà Mau: Vẫn chưa làm rõ theo yêu cầu của Tòa án. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ