Thứ tư, 24/04/2024 18:04 (GMT+7)

Bắc Giang: Doanh nghiệp vẫn bán đất, chính quyền có làm ngơ?

Nhóm PVĐT -  Thứ hai, 01/04/2019 14:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Hiện chúng tôi cũng có một số lỗi sai về công tác vận chuyển như sai khối lượng khoáng sản cho phép, trọng tải xe...", Giám đốc công ty Minh Hà nói.

Ngay sau khi tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có bài viết “Bắc Giang: Có việc lách luật để lấy tài nguyên” được đăng tài ngày 22/3, trong bài viết đề cập nội dung Công ty Minh Hà đang có dấu hiệu được chính quyền các cấp “ưu ái” nhằm hợp thức hóa việc khai thác đất nền bằng giấy phép tận thu khoáng sản cải tạo mỏ “khai thác đất nền công trình xây dựng” tại xã Tiền phong (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) sau khi xin cấp phép bất thành.

Đến nay, sự việc đang được dư luận quan tâm theo dõi sát sao hướng kiểm tra, xử lý cấp giấy phép cải tạo mỏ “khai thác đất nền công trình xây dựng” có đúng quy trình?

Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ, hiện nay doanh nghiệp vẫn được khai thác chứ không phải tận thu vì lý do gì?... Và vô số câu hỏi khác cần làm rõ.

Khai trường hoạt động ngày đêm nhằm vận chuyển hàng nghìn m3 đất ra bên ngoài.

Để có thông tin đa chiều, khách quan chúng tôi đã có cuộc chia sẻ nhanh cùng ông Nguyễn Văn Linh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc Công ty Minh Hà đang khai thác khoáng sản dưới hình thức tận thu và cách mà các cấp chính quyền thực hiện đề xuất cấp phép có đúng quy trình?

Ông Linh cho hay: “Ngay khi tôi nhận được thông tin phản ánh của cơ quan báo chí về việc Công ty Minh Hà hoạt động gây ô nhiễm môi trường, cấp giấy phép tận thu cho doanh nghiệp đang có dấu hiệu ưu ái không đúng quy trình đã chỉ đạo và yêu cầuSở TNMTTỉnh kiểm tra. Vì vậy, em (phóng viên) cứ xuống làm việc trực tiếp với giám đốc sở TNMT”.

Tuy nhiên, ngày 28/3, Giám đốc sở TNMT tỉnh Bắc Giang có cuộc họp đột xuất nên cuộc hẹn được bà Đoàn Thị Trinh - Chánh văn phòng sở tạm hoãn hẹn lịch ngày khác.

Ngoài nghi vấn tỉnh cấp phép tận thu khoáng sản sai quy trình phóng viên còn nghi ngờ Công ty Minh Hà sử dụng đất tại khai trường có dấu hiệu trái phép, cho nên, để có những câu trả lời làm sáng tỏ cho những khúc mắc trên chúng tôi tiếp tục có cuộc làm việc cùng ông Nguyễn Quang Minh - Giám đốc Công ty Minh Hà.

Ông Minh cho biết: Chúng tôi đã được tỉnh cấp phép phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung dự án khai thác đất nền công trình xây dựng trong thời gian 6 tháng.

Hiện chúng tôi cũng có một số lỗi sai về công tác vận chuyển sai khối lượng khoáng sản cho phép, trọng tải xe, thời gian, số lượng xe cho phép lưu thông trên đường là hơn 30 nhưng hiện tại là 50 đầu xe/ ngày.Nếu chúng tôi không chạy như vậy làm sao có lời được chứ, hai nữa khối lượng khoáng sản gần 350 nghìn m3 lớn như vậy mà UBNDTỉnh chỉ cấp hạn 6 tháng thì doanh nghiệp chạy sao cho hết được, nếu có gì sai mong anh/em thông cảm”, ông Minh nói thêm.

Hàng chục lượt xe thay phiên chạy hết công suất "qua mặt" giấy phép được cấp.

Gần hai ngày nằm chờ ghi hình tại khai trường của Công ty Minh Hà, phóng viên ghi nhận doanh nghiệp này cho xe quá khổ, quá tải, chạy quá khối lượng, số lượng xe cho phép nhưng chưa một lần bắt gặp lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý sai phạm.

Điều này khiến chúng tôi không khỏi nghi ngờ liệu thực sự chính quyền có bao che cho Công ty Minh Hà? Việc chính quyền không kiểm soát doanh nghiệp vận chuyển tài nguyên không chỉ khiến nguồn thuế bị thất thoát, mà còn tạo hệ lụy xấu cho việc quản lý về sau.

Ngoài ra, theo thông tin phóng viên có được, hiện nay tại khai trường “khai thác đất nền công trình xây dựng” do Công ty Minh Hà quản lý còn lắp thêm trạm trộn bê tông, trạm Asphalt nhựa, xây khu tâm linh (chùa), 2 hồ câu cá…

Trạm trộn bê tông không giấy phép vẫn mọc "chình ình" và hoạt động đều đặn.

Những nội dung trên ông Minh thừa nhận có xây sai trạm bê tông, trạm Asphalt vì không được cấp phép nên đành đặt trạm tại đây, còn khu tâm linh, 2 hồ câu thì chính quyền đã cấp phép là khu sinh thái.

Giấy phép chấp thuận xây khu tâm linh, đào hồ sinh thái như thế nào thì phóng viên không được cung cấp hồ sơ, cho nên tính pháp lý mà ông Minh trao đổi có giấy tờ xây dựng khu tâm linh và 2 hồ câu cá cũng đang được phóng viên đặt nghi vấn liệu có thực sự được cấp phép hay không?

Trạm Asphalt công suất 120 tấn/h của Công ty Bê tông nhựa Hoàng Khang cũng đang thách thức pháp luật.

Cũng theo người dân chia sẻ, hiện nay mỏ “khai thác đất nền công trình” mà Công ty Minh Hà thực hiện khai thác còn có thể nằm trên phạm vi 99 ngọn núi Phượng Hoàng thuộc vùng tâm linh cấm xâm phạm, lấn chiếm.

Những thắc mắc của bạn đọc cùng với rất nhiều dấu hỏi từ phía cơ quan ngôn luận sẽ được UBND tỉnh Bắc Giang trả lời ra sao?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục thông tin!

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang: Doanh nghiệp vẫn bán đất, chính quyền có làm ngơ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.