Thứ năm, 25/04/2024 10:48 (GMT+7)

Việt Nam có khả năng trở thành điểm tập kết rác thải công nghiệp

MTĐT -  Thứ năm, 05/07/2018 19:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lượng phế liệu nhập khẩu ùn ứ tại các cảng biển ngày càng tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác có khả năng trở thành điểm tập kết rác thải công nghiệp.

Theo số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2018, khu vực cảng biển Việt Nam có nguy cơ tồn đọng gần 28.000 container hàng. Trong đó, khu vực cảng biển Hải Phòng tồn hơn 6.700 container, TP HCM tồn hơn 14.600 container và Bà Rịa - Vũng Tàu là hơn 6.500 container. Nhóm hàng đang có nguy cơ tồn đọng lâu dài là hàng điện tử cũ, phân bón, nông sản, nhôm, nhựa, giấy phế liệu… Riêng tại khu vực Tân Cảng Cát Lái - TP HCM, hơn 8.000 container hàng tồn là giấy, nhựa phế liệu. 1/3 số đó đã tồn trên 90 ngày (chiếm hơn 10% sức chứa của cảng).

Việc Trung Quốc cấm, ngăn chặn nhập phế liệu vào nước này thì khả năng phế liệu sẽ ồ ạt chảy vào các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Vì đa phần các container này là tạm nhập về Việt Nam để tái xuất sang Trung Quốc nhưng bất thành.

Tính đến cuối tháng 5/2018, khu vực cảng biển Việt Nam có nguy cơ tồn đọng gần 28.000 container hàng

Theo ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, tình trạng này càng đáng lo ngại hơn khi tới đây sẽ tiếp tục có một lượng lớn hàng phế liệu nhựa, giấy đổ về các cảng biển Việt Nam do hãng tàu, khách hàng đã ký hợp đồng hoặc hàng đã được xếp lên tàu đang trên đường vận chuyển. Từ đó làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng nề, chưa kể phải tăng chi phí từ ngân sách để tiêu hủy, giải quyết ách tắc tại các cảng biển khi hàng hóa không thể giải phóng.

Trong khi đó, cũng theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/6, Việt Nam nhập hơn 2,28 triệu tấn sắt thép phế liệu, với kim ngạch hơn 816 triệu USD.
Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu tăng hơn 800.000 tấn, (hơn 55%) so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch đã tăng hơn 50%.

Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Trong khi giá phế liệu của nhiều nước quá rẻ nên không ít đơn vị tại Việt Nam nhập về rồi phân loại để tái chế hoặc “hóa kiếp” bán lại với giá cao.

Việt Nam nhập khẩu sắt thép phế liệu nhiều nhất từ thị trường Mỹ và Nhật Bản, trong đó sắt thép phế liệu của Nhật Bản nhập về hơn 546.000 tấn và Mỹ là gần 400.000 tấn.
Nhiều ý kiến khẳng định, lượng sắt thép phế liệu nhập về Việt Nam phục vụ chủ yếu cho các nhà máy luyện gang thép. Các loại sắt thép của các nước bao gồm sắt thép trong thiết bị, máy móc cũ, thép vụn và thép công trình cũ.
Và cũng chính vì điều này dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bởi lượng sắt thép phế liệu thường đi kèm với nhiều loại chất thải độc hại, cần xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. 

Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Trong khi giá phế liệu của nhiều nước quá rẻ nên không ít đơn vị tại Việt Nam nhập về rồi phân loại để tái chế hoặc “hóa kiếp” bán lại với giá cao.

Ngoài việc nhập rác thải nhựa, giấy, thép… nhiều công ty còn nhập rác điện tử, đồ gia dụng đã qua sử dụng bị cấm nhập từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu về, sau đó nếu chót lọt sẽ mang bán ra thị trường với mác giá hàng xách tay kiếm lợi nhuận cao.

Thủ đoạn của các đối tượng là khai báo sai mã số hải quan, nhập cảng vào Việt Nam. Nếu bị phát hiện, doanh nghiệp tại Việt Nam từ chối nhận hàng với lý do đối tác khai sai mã số hải quan. Trong khi đó, hàng nhập vào tới cảng Việt Nam không thể xử lý doanh nghiệp nước ngoài nơi xuất đi. Lô hàng phế liệu bị phát hiện sẽ bị lưu tại các cảng biển trở thành rác nằm đợi cơ quan chức năng xử lý. Còn tái xuất số rác này là việc làm bất khả thi vì liên quan đến rác thải, xuất đi thì dễ, nhận lại rất khó!

Không những chỉ nhập sắt thép phế liệu, mới đây nhất trong văn bản báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp nhằm ngăn chặn kịp thời nguy cơ gây ô nhiễm môi trường còn cho biết, toàn ngành hải quan đã phát hiện hàng trăm vụ vi phạm liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu với nhiều phương thức, thủ đoạn đa dạng.
Hành vi chủ yếu là làm giả hồ sơ, con dấu; nhập khẩu phế liệu không đáp ứng tiêu chuẩn điều kiện nhập khẩu, cất giấu hàng cấm nhập khẩu, hàng có giá trị, thuế suất cao… trong các lô hàng phế liệu.
Những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất nhựa, giấy, thép có xu hướng gia tăng mạnh; điều này cũng đi kèm với nguy cơ các đối tượng lợi dụng gian lận.
Trước thực trạng phế liệu tràn vào Việt Nam, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát các hồ sơ xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và thông báo cơ quan hải quan danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện.
Đồng thời Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sửa đổi một số văn bản liên quan đến cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu…
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh cảng trong việc kiểm tra giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường.

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam có khả năng trở thành điểm tập kết rác thải công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành