Thứ năm, 28/03/2024 20:08 (GMT+7)

TTYT Phúc Thọ: Hoạt động 7 năm vẫn thiếu hồ sơ về môi trường (Kỳ 2)

Nhóm PV -  Thứ sáu, 26/04/2019 15:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giấy phép xả thải vào nguồn nước, Đề án bảo vệ môi trường, Sổ đăng ký chủ nguồn thải, Báo cáo quan trắc môi trường ở cả Trung tâm y tế Phúc Thọ và Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo đều chưa có.

Như PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đưa tin về tình trạng buông lỏng quản lý chất thải y tế tại TTYT huyện Phúc Thọ qua bài viết "TTYT Phúc Thọ thừa nhận buông lỏng quản lý chất thải y tế". Theo đó, nhà lưu giữ chất thải y tế nguy hại của đơn vị này nằm ở khu vực riêng biệt đằng sau trung tâm, không hề có biển cảnh báo.

Mặc dù, có thùng chuyên dụng màu vàng dùng để đựng rác thải y tế nguy hại theo quy định của Bộ Y tế, thế nhưng, các nhân viên thu gom rác tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ lại không sử dụng, mà để những túi nilon dưới nền đất trước cửa nhà lưu giữ rác thải y tế.

Tình trạng buông lỏng quản lý chất thải y tế tại TTYT huyện Phúc Thọ.

Ngay sau đó, PV đã có buổi làm việc với ông Hà Tiến Lương – Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ và bà Trang – nhân viên phòng kế hoạch nghiệp vụ của TTYT Phúc Thọ về vấn đề trên.

Điều đáng nói là, tại buổi làm việc, đại diện TTYT Phúc Thọ chỉ cung cấp được hợp đồng vận chuyển xử lý chất thải y tế nguy hại, hợp đồng bảo trì xử lý nước thải y tế và biên bản giao nhận chất thải. 

Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ của TTYT huyện Phúc Thọ cho biết: “TTYT Phúc Thọ có 23 trạm y tế xã và 1 phòng khám đa khoa Ngọc Tảo. Đơn vị đã ký hợp đồng thu gom xử lý chất thải nguy hại với Công ty Urenco 13. Rác thải y tế trên địa bàn huyện được thu gom theo hình thức tập trung và có 2 điểm tập kết đó là TTYT Phúc Thọ và Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo. Hàng tuần các trạm y tế xã sẽ vận chuyển chất thải y tế nguy hại về 2 đơn vị trên, và 1 tháng Công ty Urenco 13 sẽ đến thu gom 1 lần”.

Ngoài hợp đồng thu gom xử lý rác thải nguy hại với Công ty Urenco 13, TTYT huyện Phúc Thọ không có bất kỳ hồ sơ nào về bảo vệ môi trường.

Khi PV đề cập đến các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thủ tục bảo vệ môi trường và quản lý chất thải y tế, thì ông Lương nói rằng: “Hiện TTYT Phúc Thọ và Phòng khám đa khoa Ngọc Tảomới đang xin hồ sơ để cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước, sổ đăng ký chủ nguồn thải và đề án bảo vệ môi trường.

Sau buổi làm việc này tôi cũng sẽ báo cáo lại giám đốc. Từ khi tôi về đây làm việc thì Phòng Cảnh sát môi trường chưa qua kiểm tra lần nào. Thật sự nhiều khi chúng tôi cũng không biết được là phải làm những giấy tờ gì, chỉ hôm nay làm việc với các chị (PV) thì tôi mới biết. Chúng tôi sẽ cố gắng từ giờ đến cuối năm sẽ hoàn thành hồ sơ”.

TTYT huyện Phúc Thọ vẫn định kỳ hàng năm báo cáo lên Sở Y tế Hà Nội về công tác quản lý chất thải y tế và Sở Y tế vẫn chỉ nhắc nhở.

Bà Trang – nhân viên phòng kế hoạch nghiệp vụ của TTYT Phúc Thọ phân trần rằng: “Các hồ sơ về môi trường như Giấy phép xả thải vào nguồn nước, Đề án bảo vệ môi trường, Sổ đăng ký chủ nguồn thải, Báo cáo quan trắc môi trường do vấn đề kinh phí không có nên hiện tại bây giờ đơn vị mới đang làm. Chúng tôi cũng có báo cáo lên Sở Y tế Hà Nội và các lãnh đạo cũng chỉ nhắc nhở. Chúng tôi cam kết trong năm nay sẽ hoàn thành các hồ sơ này”.

Cũng theo đại diện TTYT huyện Phúc Thọ, TTYT huyện đưa vào hoạt động từ năm 2012, Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo đưa vào sử dụng cuối tháng 11/2017. Và hiện tại chỉ có Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo có hệ thống xử lý nước thải.

Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo đưa vào sử dụng cuối tháng 11/2017, hiện tại cũng không có hồ sơ gì về thủ tục bảo vệ môi trường.

Như vậy, mặc dù đi vào hoạt động từ năm 2012, đến nay đã được 7 năm, thế nhưng TTYT huyện Phúc Thọ vẫn chưa có đầy đủ hồ sơ bảo vệ môi trường và quản lý chất thải. Đơn vị này vẫn báo cáo định kỳ hàng năm lên Sở Y tế Hà Nội về công tác quản lý chất thải y tế và Sở Y tế vẫn chỉ nhắc nhở!?.

Không hiểu vì lý do gì mà cả TTYT Phúc Thọ và Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo không có đề án bảo vệ môi trường và sổ đăng ký chủ chất thải nguy hại thế nhưng vẫn được đưa vào hoạt động nhiều năm nay. Các cơ quan chức năng cũng không kiểm tra, chỉ đạo hay xử lý gì đối với đơn vị công lập này. Phải chăng đây là đơn vị nhà nước, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội nên được “bảo kê”, chẳng cần giấy tờ gì vẫn hoạt động như thường?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục thông tin về những tồn tại bất cập của TTYT huyện Phúc Thọ trong các bài viết sau.

Trong thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT - BYT - BTNMT của Bộ Y tế và Bộ tài nguyên Môi trường quy định về Quản lý chất thải nêu rõ những Hồ sơ quản lý chất thải y tế cần có: 

Điều 17. Hồ sơ quản lý chất thải y tế

1. Hồ sơ liên quan đến các thủ tục môi trường bao gồm một hoặc một số văn bản, tài liệu sau đây:

a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Giy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận kèm theo kế hoạch bảo vệ môi trường;

c) Giy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường kèm theo báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

d) Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường kèm theo cam kết bảo vệ môi trường;

đ) Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chun môi trường kèm theo bản đăng ký đạt tiêu chun môi trường;

e) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết kèm theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

g) Giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

h) Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước hoặc Đ án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

i) Các văn bản, tài liệu khác về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ liên quan đến quản lý chất thải y tế bao gồm:

a) Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

b) S giao nhận chất thải y tế nguy hại hoặc chứng từ chất thải nguy hại (trong trường hợp không thuộc Khoản 4 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT);

c) Sổ theo dõi chất thải y tế; sổ theo dõi và sổ bàn giao chất thải y tế lây nhiễm đã xử lý đạt quy chuẩn k thuật quc gia về môi trường phục vụ mục đích tái chế; báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ, đột xut;

d) Sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải y tế và cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế).

3. Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ.

4. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại; chứng từ chất thải nguy hại; các biên bản thanh tra, kim tra và báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; sổ nhật ký vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế được lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm.

Bạn đang đọc bài viết TTYT Phúc Thọ: Hoạt động 7 năm vẫn thiếu hồ sơ về môi trường (Kỳ 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.