Thứ ba, 23/04/2024 16:41 (GMT+7)

TS. Trần Văn Miều: Đô thị hóa tăng kéo theo ô nhiễm không khí

Khánh An -  Thứ tư, 05/06/2019 11:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TS. Trần Văn Miều - Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã chỉ ra vấn đề ô nhiễm không khí ở nước ta hiện nay.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, 90% do hoạt động của con người!

Xoay quanh chủ đề “ô nhiễm không khí” hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi với TS. Trần Văn Miều – Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về thực trạng và các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay.

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi với TS. Trần Văn Miều – Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Chia sẻ với PV về những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí, TS. Trần Văn Miều cho biết, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường có ở nhiều lĩnh vực, trong đó có ô nhiễm không khí, và thực trạng ô nhiễm không khí ở nước ta nó đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Sở dĩ tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở thành một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân về tự nhiên và những nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra. Và nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, chiếm đến 90% là thuộc về các hoạt động của con người.

Chúng ta có quá nhiều xe cộ, phương tiện giao thông lưu thông trong các đô thị lớn gây ra tình trạng tắc đường, nhiều phương tiện giao thông đã cũ kỹ khi hoạt động thải ra một lượng khí thải vô cùng độc hại. Xe cộ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm bụi mịn.

Chúng ta có quá nhiều xe cộ, phương tiện giao thông lưu thông trong các đô thị lớn gây ra tình trạng tắc đường, nhiều phương tiện giao thông đã cũ kỹ khi hoạt động thải ra một lượng khí thải vô cùng độc hại. 

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cũng phải nói đến các dòng di cư từ nông thôn vào thành phố rất là nhiều. Ví dụ như ở TP HCM mỗi năm tăng dân số lên khoảng 800 nghìn người, và trong đó có khoảng 1/3 là dân ở ngoại tỉnh di cư vào. Còn ở Hà Nội thì mỗi năm cũng tăng khoảng 200 nghìn người. Hiện tượng di dân từ nông thôn vào thành thị hiện nay rất phổ biến và nó cũng là một trong những quy luật tự nhiên, tuy nhiên nó lại gây ra áp lực rất lớn lên đô thị của chúng ta.

Một vấn đề nữa là cây xanh, chúng ta biết rằng cây xanh có nhiệm vụ hút khí CO2, thế nhưng bây giờ tỉ lệ cây xanh của chúng ta chỉ đạt tỉ lệ 2m2/đầu người, so với các đô thị tiên tiến trên thế giới thì nước ta chỉ bằng 1/11 của người ta thôi. Và bây giờ rõ ràng là nếu chúng ta giảm lượng cây xanh đi thì lượng bụi CO2 lại càng nhiều.

Ngoài ra là việc có quá nhiều khu công nhiệp, khu chế xuất được xây dựng ở các vùng ven đô thị cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí cho nước ta.

Ngoài ra là việc có quá nhiều khu công nhiệp, khu chế xuất được xây dựng ở các vùng ven đô thị cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí cho nước ta.

Trao đổi về những tác hại của ô nhiễm không khí, TS. Trần Văn Miều khẳng định rằng, ô nhiễm không khí có rất nhiều tác hại, nó gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, khi hoạt động các thiết bị điện tử như điều hòa, máy làm lạnh, bình xịt… thải ra một loại chất khí làm thủng tầng ô zôn.

Và khi thủng tầng ô zôn rồi thì sẽ khiến trái đất của chúng ta nóng lên, hiện tượng này sẽ làm cho băng ở bắc cực tan ra và mực nước biển tăng lên, khi mực nước biển tăng lên thì sẽ gây ra tình trạng ngập lụt đồng ruộng, và người ta gọi đấy là hiện tượng biến đổi khí hậu.

Về ô nhiễm bụi mịn thì TS.Miều cho rằng không quan sát bằng mặt thường được. Tuy nhiên bằng máy quan trắc người ta có thể đo được, và theo số liệu quan trắc thì rõ ràng chúng ta thấy được cái tỉ lệ bụi mịn này ngày càng nhiều. Kích thước của những hạt bụi mịn này nhỏ li ti và khi ra ngoài đường chúng ta có dùng khẩu trang bình thường thì cũng không chống được cái bụi mịn ấy. Nó chính là nguyên nhân gây cho con người ta những bệnh về hô hấp, bệnh về viêm da, viêm mắt….

TS. Trần Văn Miều cho rằng biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí truyền thống vẫn là tuyên truyền. Cái tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân là một vấn đề rất quan trọng.

Nhận xét về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và những đánh giá về tỉ lệ ô nhiễm không khí ở Hà Nội là cao so với các nước khu vực Đông Nam Á, TS. Trần Văn Miều – Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: “Theo tôi thấy thì có lẽ đó cũng là cái xu hướng, vì chúng ta cứ nhìn vào thực tế sẽ thấy rằng dân số càng ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa thì bây giờ chúng ta chiếm 35,2%, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM có tốc độc đô thị hóa khá nhanh. Trước kia những vùng ven đô của chúng ta là những cánh đồng, ruộng, rừng cây,… nhưng bây giờ đấy tất cả đã biến thành những khu nhà cao tầng, và nó chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

Nhà cao tầng đi đến đâu thì dân số tăng đến đấy, thế rồi giao thông, xe máy, ô tô nó cũng sẽ tăng theo, thiết bị điện tử điều hòa, máy lạnh nó cũng tăng theo. Rõ ràng chúng ta nhìn nhận thì thấy rằng tăng tỉ lệ đô thị hóa lên sẽ kéo theo sự gia tăng dân số, và tăng dân số sẽ kéo theo những áp lực lên đô thị, và một trong những áp lực ấy là ô nhiễm không khí của thành phố”.

Làm cách nào hạn chế ô nhiễm không khí?

Khi đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, TS. Trần Văn Miều cho rằng biện pháp truyền thống vẫn là tuyên truyền. Cái tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân là một vấn đề rất quan trọng, khi người ta có nhận thức rồi thì cái thái độ ứng xử của người ta đối với vấn đề ấy cũng tốt hơn, đặc biệt là nó thay đổi được hành vi của con người.

Tuy nhiên cũng phải nói là công tác truyền thông của chúng ta đã thực hiện rất nhiều rồi nhưng nó cũng không mang lại kết quả nhiều như mong muốn. Rõ ràng truyền thông là công tác đi đầu và nó phải đẩy mạnh hơn nữa, nhưng mà truyền thông thế nào chứ bây giờ cứ truyền thông theo kiểu sự kiện. Đến ngày 5/6 ta lại làm cái sự kiện nào đó, ta mít tinh, ta huy động anh em đi nhặt rác… thì đó không phải là truyền thông theo chiều sâu.

Truyền thông theo chiều sâu tức là người ta phải đi đến từng cộng đồng, người ta phải đến từng nhà và phải phân biệt từng đối tượng. Ví dụ đối tượng nào thì cần phải truyền thông nhiều hơn, và nội dung truyền thông nó là gì hoặc hình thức truyền thông cũng vậy, ví dụ sinh viên chúng ta truyền thông theo kiểu khác, và người nông dân chúng ta truyền thông theo kiểu khác.

Biện pháp thứ 2 nữa là phải có chính sách và từ chính sách phải có các chế tài, luật pháp. Rõ ràng là cái xử phạt về mặt hành chính thì nó quan trọng hơn là chúng ta tuyên truyền rất nhiều, bởi vì nó đụng chạm vào túi tiền của người ta. Chúng ta cùng với tuyên truyền, cùng với chính sách phải có xử phạt về mặt hành chính, và xử phạt ấy phải làm nghiêm hơn nữa. Vì chỉ có xử phạt hành chính mới để cho luật của mình thực sự nghiêm, thực sự đi vào cuộc sống, đấy là một giải pháp cực kỳ quan trọng.

Chúng ta phải giãn bớt dân ra các khu đô thị xung quanh, chứ bây giờ cứ tập trung vào cái lõi đô thị ấy thì bài toán ô nhiễm và giao thông nó không giải quyết được.

Giải pháp thứ 3 có lẽ là ở các thành phố lớn, chúng ta phải giãn bớt dân ra các khu đô thị xung quanh, chứ bây giờ cứ tập trung vào cái lõi đô thị ấy thì bài toán ô nhiễm và giao thông nó không giải quyết được.

"Còn vấn đề nữa là phải trồng cây xanh. Tôi giao đất cho anh để anh làm đô thị nhưng mà anh bỏ đi bao nhiêu cây xanh của tôi thì ít nhất anh phải trồng lại bấy nhiêu cây cho tôi. Rõ ràng tỉ lệ cây xanh tăng lên thì nó sẽ hút được các khí độc đi, bụi nó cũng chắn bớt đi, tôi cho rằng đó là những giải pháp mang tính tổng thể mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc", TS Miều nhấn mạnh.

Bạn đang đọc bài viết TS. Trần Văn Miều: Đô thị hóa tăng kéo theo ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới