Thứ sáu, 26/04/2024 05:10 (GMT+7)

TP. Pleiku: Cơ sở chăn nuôi heo “tra tấn” khu dân cư

A LỰC -  Thứ hai, 02/03/2020 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mùi hôi thối từ phân heo phát tán xung quanh khu vực khu dân cư đã khiến nhiều hộ dân tại tổ dân phố 3, phường Ia Kring, TP. Pleiku (Gia Lai) bức xúc và làm đơn kêu cứu gửi đến cơ quan chức năng.

Trong đơn gửi tới Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử - VPĐD KV Tây Nguyên, một hộ dân (đề nghị giấu tên) sống tại tổ dân phố 3, phường Ia Kring, TP Pleiku phản ánh nhiều hộ gia đình tại tổ dân phố 3 bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối từ phân heo của gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Dung (TDP 3, phường Ia Kring, TP. Pleiku). Hộ gia đình này nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải, xả thải trực tiếp ra suối, gây ô nhiễm khu dân cư một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của gia đình cũng như các hộ lân cận trong khu vực.

Việc bà Dung xả thải phân heo ra bên ngoài khiến mùi hôi thối xuất hiện cả ngày lẫn đêm. Đây là khu vực đông dân cư, có nhiều hàng quán nên không những ảnh hưởng đến môi trường, bầu không khí chung mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Nước xả thải trực tiếp ra suối, làm ô nhiễm môi trường khu dân cư gây nhiều bức xúc cho người dân.

Vì chịu không nổi mùi hôi này nên gia đình và các hộ dân xung quanh đã nhiều lần góp ý, thương lượng với hộ bà Dung để tìm hướng giải quyết tốt nhất nhưng đều không đạt kết quả.

Các hộ dân khu vực này đã ý kiến nhiều lần đến tổ dân phố về vấn đề ô nhiễm trên, nhưng chưa được chính quyền địa phương đứng ra giải quyết dứt điểm.

Gây ô nhiễm từ nhiều năm trước

Bà N.T.L là người dân sống cạnh nơi ô nhiễm bức xúc cho biết: Từ nhiều năm nay các hộ gia đình trong khu vực TDP 3 và nhiều hộ dân có nhà lân cận khu vực chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Ngọc Dung phải thường xuyên nín thở do bị ngửi mùi hôi thối phát sinh trong quá trình chăn nuôi.

Vì tình làng nghĩa xóm nên bà con đã góp ý rất nhiều lần và yêu cầu hộ này phải di dời cơ sở chăn nuôi đến nơi khác hoặc phải xây dựng và xả thải ra hầm Biogas, chứ không được xả thải trực tiếp ra môi trường. Thế nhưng, nhiều năm nay hộ gia đình bà Dung vẫn không có biện pháp khắc phục mùi hôi thối này mà ngược lại mùi hôi thối ngày một nghiêm trọng hơn.

Trong nhiều năm người dân phải chịu cảnh hôi thối bốc lên trong quá trình chăn nuôi.

Ông H.V.K là người dân sống gần nơi ô nhiễm bức xúc cho biết: Mỗi ngày hộ chăn nuôi này xả thải đều đặn 3 lần sáng, trưa, chiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống của khu dân cư. Do mùi hôi thối nên nhà của tôi giờ ít ai tới chơi vì đầy mùi hôi nồng nặc nên rất ngại.

Hằng ngày, mùi hôi thối phát ra từ trại heo hòa vào không khí rồi lan vào nhà, khiến nhiều người dân chịu không nổi. Đặc biệt, vào những ngày trời nắng, chất thải ra từ chuồng heo gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

“Mong muốn chính quyền địa phương sớm vào cuộc giải quyết, yêu cầu hộ bà Dung chăn nuôi này phải có biện pháp khắc phục dứt điểm mùi hôi thối hoặc phải di dời trang trại hộ bà Dung ra khỏi khu vực khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường” ông K chia sẻ.

Mùi hôi thối nồng nặc

Để tìm hiểu vấn đề trên, PV MT&ĐT đã đến khu vực chăn nuôi heo gây ô nhiễm thuộc tổ dân phố 3, phường Ia Kring, TP. Pleiku để ghi nhận. Tại đây, mùi hôi thối từ nước xả thải, phân heo phát tán ra bay sang khu dân cư rất nồng nặc và rõ rệt, đặc biệt là vào buổi chiều tối.

Bà Nguyễn Thị Tâm là tổ trưởng tổ dân phố 3, phường Ia Kring, TP. Pleiku cho biết: Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Dung chăn nuôi heo từ năm 1984, trước đó hộ bà Dung nuôi ít heo nhưng vẫn gây nhiều mùi hôi từ việc xả thải. Tuy nhiên, vì tình làng nghĩa xóm nên người dân và TDP chỉ nhắc nhở nhiều lần việc này. Thời gian gần đây, số lượng heo tăng lên nhiều khoảng 100 con, nên mùi hôi thối từ nước và phân heo thải ra với mức độ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các hộ dân.

Thời điểm cao nhất, số lượng đàn heo của bà Dung có khoảng 100 con, dẫn đến tình trạng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc làm ảnh hưởng đến các hộ dân.

Theo bà Tâm, trong quá trình chăn nuôi, hộ bà Dung không có hệ thống xử lý phân và nước thải, mà thải trực tiếp ra môi trường dẫn đến tình trạng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Các hộ dân nơi đây đã nhiều lần ý kiến việc bà Dung chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.

Cuối năm 2019, tổ dân phố cùng với UBND phường Ia Kring xuống kiểm tra, nhắc nhở hộ gia đình bà Dung về việc gây ô nhiễm khu dân cư. Tại đây, đại diện một số hộ dân thương lượng thu mua bầy heo với giá cao hơn và đã ấn định thời gian thu mua. Tuy nhiên, vì số lượng đàn heo của bà Dung quá nhiều khoảng 100 con, vượt quá khả năng hỗ trợ của người dân nên việc này không đạt được kết quả.

Đã nhiều lần thuyết phục

Để làm rõ vấn đề trên, chiều 25/2 PV làm việc với UBND TP. Pleiku. Tại đây, bộ phận văn thư đề nghị PV để lại nội dung làm việc sau đó trình lên lãnh đạo thành phố sẽ trả lời.

Tiếp đến, PV làm việc với UBND phường Ia Kring, TP. Pleiku. Ông Phan Phi Hải – Phó Chủ tịch UBND phường Ia Kring cho biết: Gia đình bà Dung chăn nuôi heo đã nhiều năm nay và trong quá trình chăn nuôi có mùi hôi thối phát ra làm ảnh hưởng đến người dân. UBND phường có nắm được tình hình và đã xuống làm việc với hộ gia đình bà Dung về vấn đề chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường.

Trước đây, Cảnh sát môi trường Công an thành phố từng đến làm việc với hộ dân này về việc gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi. Vào ngày 20/02, UBND phường phối hợp với tổ dân phố làm việc với hộ bà Dung về vấn đề ô nhiễm. Tại buổi làm việc, phường đã kiểm tra thực tế và ghi nhận có việc ô nhiễm từ phân heo bay lên. 

Sau đó, Phường tuyên truyền, vận động hộ bà Dung cần di dời khu vực chăn nuôi ra xa khu dân cư để không làm ảnh hưởng người dân. Phía bà Dung trình bày do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa có hướng xử lý như thế nào cho phù hợp và bà Dung xin thời gian để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm này.

Bên trong khu vực chăn nuôi heo của bà Dung.

Ông Hải cho biết thêm, giải pháp làm hầm chứa Biogas để chứa chất thải là không khả thi vì phía sau nhà bà Dung là Suối nên việc đào hầm Biogas rất dễ bị nước tràn vào và chảy lan ra các hộ dân xung quanh khi bước vào mùa mưa.

“Trong thời gian tới UBND phường cùng với cấp Ủy, chi bộ TDP sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động hộ gia đình bà Dung không nên chăn nuôi heo trong khu vực đô thị. Nếu tình hình nghiêm trọng hơn, phường sẽ phối hợp với Cảnh sát môi trường Công an thành phố, UBND thành phố, phòng TN&MT thành lập đoàn kiểm tra tùy vào mức độ gây ô nhiễm mà sẽ có chế tài xử phạt phù hợp” ông Hải nhấn mạnh.

Sau đó PV đến Sở TN&MT tỉnh Gia Lai và Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm Công an tỉnh Gia Lai để làm việc. Tại đây, đại diện các cơ quan này cho biết trách nhiệm xử lý vụ việc thuộc về UBND TP. Pleiku. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng xử lý của thành phố và thành phố có yêu cầu thì các cơ quan chuyên môn sẽ làm việc.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

<

Bạn đang đọc bài viết TP. Pleiku: Cơ sở chăn nuôi heo “tra tấn” khu dân cư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.