Thứ tư, 24/04/2024 13:00 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/7/2020

MTĐT -  Thứ ba, 07/07/2020 06:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/7/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 7/7/2020.

10 sông, hồ Trung Quốc có mực nước vượt cảnh báo

Ngày hôm qua, 5/7, mực nước hạ nguồn sông Trường Giang, hồ Động Đình, Bà Dương tiếp tục dâng cao. Sông Xương, Lạc An, Tu Thủy (tỉnh Giang Tây); Trường Hồ (tỉnh Hồ Bắc) và hồ Thái Tử (tỉnh An Huy) gồm 10 nhánh sông hồ chính của Trung Quốc có mực nước vượt cảnh báo. Đầm Liên Hoa, nhánh chính hạ nguồn Trường Giang đoạn thị trấn Cảnh Đức tỉnh Giang Tây có mực nước ghi được hôm qua vào 32,55 m, cao hơn mức cảnh báo 0,05 m.

Đây là lần đầu tiên trong năm nay, trạm thủy văn tại hạ nguồn Trường Giang ghi nhận mực nước vượt mức cảnh giới.

Dự đoán trong những ngày tới, sông Trường Giang đoạn tỉnh Hồ Bắc đến Giang Tô sẽ vượt mức cảnh báo 0,5 m. Cục Thủy văn Trường Giang tiếp tục giữ mức báo động vàng (xanh-vàng-cam-đỏ, tương ứng lũ nhỏ-vừa-lớn-rất lớn).

Bắt đầu ngày 26/7, mưa lớn kéo dài tại Trung Quốc từ địa phận Đông Tây Nam kéo xuống vùng hạ nguồn sông Trường Giang, gây nên đợt bão số đầu tiên tại lưu vực sông Trường Giang.

Nhà chức trách Trung Quốc đã cho triển khai đợt ứng cứu kéo dài hơn 40 ngày qua, với 632 đội cứu hộ gồm hơn 13 nghìn người. Đưa hơn 6.000 lượt người thoát khỏi nơi nguy hiểm, sơ tán hơn 30 nghìn người dân.

Theo thông báo của Tập đoàn thủy điện Tam Hiệp, đập Tam Hiệp hiện đã an toàn trước cơn bão số 1 Trường Giang. Cụ thể, cơn bão số 1 năm nay đã đi qua đập thủy điện này vào 10 giờ sáng 2/7. 14 giờ cùng ngày, lưu lượng nước qua đập cao nhất lên 50 nghìn m3/s. Cho đến 8 giờ sáng 4/7, lưu lượng nước qua đập đã trở về mức an toàn  31 nghìn m3/s, 14 giờ cùng ngày, mức nước đo được tại đây là 149,37 m.

Nứt bờ Tây sông Hậu, 11 hộ dân An Giang phải di dời khẩn cấp

Sáng 3/7, tại tổ 9, ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, phía dưới cầu Vịnh Tre khoảng 550 m, xảy ra hiện tượng răn nứt dọc bờ Tây sông Hậu một đoạn dài khoảng 80m, vết nứt dạng hàm ếch ăn sâu từ 3 - 7m, bề rộng vết nứt hở từ 0,1 - 0,4m và có nguy cơ bị sạt lở rất cao. Vị trí răn nứt cách Quốc lộ 91 khoảng 80m, sơ bộ phạm vi có khả năng bị ảnh hưởng khoảng 250m.

Ông Lương Huy Khanh cho biết thêm: Nguyên nhân hiện tượng răn nứt ban đầu được xác định do mái bờ sông thẳng đứng, đoạn sông hẹp, tác động của dòng chảy áp sát bờ cùng mưa lớn làm cho nền đất tại khu vực yếu gây ra hiện tượng răn nứt. Đoạn răn nứt nằm ở bờ Tây sông Hậu, tại tổ 9, ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú (trong khu vực cảnh báo nguy hiểm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang). Răn nứt dọc bờ Tây sông Hậu tuy không có thiệt hại về người nhưng ảnh hưởng đến 54 hộ dân sống trong khu vực; trong đó, ảnh hưởng trực tiếp 7 căn nhà và 1 nhà xưởng phải đi dời khẩn cấp, ước thiệt hại khoảng 670 triệu đồng.

Sau khi phát hiện vết răn nứt, đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, lãnh đạo UBND cùng các ban, ngành, đoàn thể huyện Châu Phú đã đến khảo sát thực tế, huy động lực lượng công an, dân quân… hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng di dời khẩn cấp đến nơi an toàn, trước mắt di dời 7 hộ dân trong phạm vi nguy cơ sạt lở cao.

Đến chiều 6/7, UBND huyện Châu Phú đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang khoanh vùng, rào chắn bảo vệ, chặt cây, di dời vật kiến trúc để giảm tải trọng lên bờ sông; lắp đặt biển báo tạm và bố trí lực lượng trực 24/24 giờ, đồng thời tiếp tục theo dõi để cảnh báo cho người dân biết, không đi vào khu vực này.

Australia đầu tư gần 130 triệu USD cho công nghiệp tái chế rác thải

Ngày 6/7, Chính phủ Australia đã cho ra mắt một quỹ trị giá 190 triệu AUD (tương đương 129,2 triệu USD) với mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế và giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu rác thải gây nhiều tranh cãi.

Theo TTXVN, Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley cho biết quỹ này là trọng tâm trong kế hoạch của Chính phủ Australia cải tổ ngành công nghiệp tái chế, sau khi lệnh cấm xuất khẩu các loại rác thải như nhựa, giấy, thủy tinh và lốp xe, chính thức sớm có hiệu lực trong hai năm tới.

Cụ thể, quỹ này sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng mới để phân loại, xử lý và tái sản xuất các loại vật liệu có thể tái chế, thông qua sự tài trợ của chính phủ kết hợp với sự tham gia của chính quyền địa phương, ngành công nghiệp và tư nhân.

Quỹ thúc đẩy tái chế rác thải dự kiến sẽ tạo đòn bẩy thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, lên tới 600 triệu AUD (408 triệu USD), tạo ra 10.000 việc làm và chuyển đổi 10 triệu tấn chất thải loại bỏ thành các sản phẩm được sử dụng trong sản xuất.

Bên cạnh việc công bố về quỹ mới, Chính phủ Australia cũng hé lộ kế hoạch giải ngân 35 triệu AUD (23,8 triệu USD) thực hiện các cam kết theo Kế hoạch hành động chính sách chất thải quốc gia, hướng tới mục tiêu đưa ra định hướng quản lý chất thải và tái chế quốc gia đến năm 2030.

Chính quyền Canberra cũng cam kết khoản đầu tư khác, trị giá 24,6 triệu AUD (16,73 triệu USD), để cải thiện hệ thống dữ liệu chất thải trên toàn quốc, hỗ trợ theo dõi tiến trình nâng cấp ngành công nghiệp tái chế và các mục tiêu chất thải quốc gia.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 7/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.