Thứ tư, 24/04/2024 21:02 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 5/7/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 05/07/2020 06:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/7/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/7/2020.

Hàng vạn người Nhật phải sơ tán do mưa lũ

“Mưa lớn có thể sẽ tiếp tục diễn ra cho tới hết ngày 5/7, và người dân trong khu vực luôn phải cảnh giác cao độ”, Reuters dẫn thông cáo ngày 4/7 của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ điều động 10.000 binh sĩ tham gia công tác cứu hộ.

NHK cho biết, nước lũ sông Kuma thuộc phía nam đảo Kyushu đã phá hủy nhiều ngôi nhà, cuốn trôi một cây cầu trong khu vực. Chính quyền đã yêu cầu hơn 92.200 hộ gia đình sống tại hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima đi sơ tán.

Cơ quan Khí tượng thủy văn Nhật Bản cùng ngày đã nâng mức cảnh báo thiên tai lên mức cao nhất nhằm tránh nhằm tránh nguy cơ các đợt lũ quét và và lở đất có thể xảy ra.

Mưa lớn gây sạt lở đất, ách tắc giao thông ở Lào Cai

Sáng sớm 4/7, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục hướng Tây Bắc - Đông Nam đi qua Bắc Bộ, kết hợp với hoạt động của vùng hội tụ gió trên cao đã gây mưa lớn ở các địa phương trong tỉnh Lào Cai.

Tâm điểm mưa nhiều tập trung vào TP Lào Cai, thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát. Tại đây có nơi mưa rất to, như: xã Thanh Phú (Sa Pa) 64,6mm, Cam Đường (TP Lào Cai) 70,4mm, Mường Vi (Bát Xát) mưa rất to 175mm, xã Trịnh Tường (Bát Xát) mưa lớn nhất 176,8mm.

Mưa lớn dữ dội trút xuống đã khiến lũ trên các sông, suối lên rất nhanh. Sạt lở đất và lũ lớn gây ách tắc hoàn toàn tuyến đường 156, 156B đoạn qua xã Cốc Mỳ và Mường Vi, thuộc huyện biên giới Bát Xát. Tỉnh lộ 153 và quốc lộ 4, thuộc huyện Bắc Hà và Si Ma Cai bị sạt lở 15 điểm, gây ách tắc giao thông cục bộ tại đây.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN đã phối hợp chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nơi bị sạt lở, huy động lực lượng tại chỗ giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất.   

Phạt 530 triệu 3 lò than xả khói gây ô nhiễm môi trường

Ngày 3/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cơ sở sản xuất than thiêu kết (than gáo dừa) tại xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm với tổng mức phạt 530 triệu đồng.

Cụ thể, phạt 3 chủ cơ sở sản xuất than thiêu kết gồm: ông Trần Văn Tính (ấp Quí Điền B, xã Thạnh Phú Đông) 360 triệu đồng; Phan Văn Điều (ấp Quí Điền B, xã Thạnh Phú Đông) 100 triệu đồng; Nguyễn Thanh Hòa (ấp Quí Điền A xã Thạnh Phú Đông) 70 triệu đồng.

Trước đó trong quá trình hoạt động sản xuất than thiếu kết, các lò than trên đã xả thải khói thải ra môi trường vượt quy chuẩn cho phép gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp cùng ngành chức năng kiểm tra lập biên bản vi phạm đối với các cơ sở trên.

Quyết định xử phạt còn buộc các chủ cơ sở than thiêu kết phải khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng xả khói thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải quy định trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

Xã Thạnh Phú Đông có khoảng 15 cơ sở sản xuất than thiêu kết từ gáo dừa với khoảng 230 lò than đốt gáo dừa hoạt động ngày đêm. Nơi này có nhiều lò than thường xuyên gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của hàng trăm hộ dân xung quanh.

Quảng Trị: Hơn 1.400 ha lúa bị ảnh hưởng bởi nắng nóng

Theo Báo cáo số 202/BC-SNN của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đến ngày 01/7/2020. Từ đầu vụ Hè Thu đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài. Trong đó, đáng chú ý là 4 đợt nắng nóng kéo dài gần như liên tục trong tháng 5 sang nửa đầu tháng 6, làm cho nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Trong khoảng thời gian từ ngày 05-13/5 ở vùng đồng bằng có nhiều ngày nắng nóng xảy ra đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất lên tới 40.5 °C, độ ẩm thấp nhất đạt 39-42%. Với tình hình khí hậu, thời tiết và nguồn nước bất lợi như trên đã gây hạn hán, thiếu nước với diện tích bị ảnh hưởng là khoảng 1.484ha lúa. Trong đó: Huyện Vĩnh Linh 541 ha lúa; huyện Gio Linh 847,1 ha lúa; huyện Cam Lộ 75 ha lúa.

Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây lúa giai đoạn làm đồng, đẻ nhánh và vào cuối vụ, hạn chế thấp nhất diện tích bị khô cháy, mất trắng. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện ngay các giải pháp chống hạn từ nay đến cuối vụ sản xuất năm 2020.

Theo đó, các hồ đập tiếp tục thực hiện tưới luân phiên để tiết kiệm nước, xả nước Bảo Đài xuống Sa Lung để hỗ trợ nước tưới cho hệ thống La Ngà. Các trạm bơm cuối nguồn tăng cường hoạt động luân phiên bơm tưới, nạo vét bể hút các trạm bơm, đắp chặn các trục tiêu để giữa nước bơm tưới. Tập trung điều tiết tối đa nước hồ Ái Tử, Trung Chỉ để tưới hỗ trợ cho trạm bơm Vĩnh Phước. Xả nước hồ Trúc Kinh xuống sông Cánh Hòm để tạo nguồn bơm tưới bắt đầu từ 8h ngày 27/6/2020.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 5/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.