Thứ tư, 24/04/2024 09:42 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/1/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 19/01/2020 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 19/1/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 19/1/2020.

Trung Quốc hạn chế hoạt động nông nghiệp giảm ô nhiễm môi trường

Giới chức Trung Quốc cho biết sẽ áp đặt thêm hạn chế đối với hoạt động nông nghiệp và công nghiệp nhằm bảo vệ nguồn nước khỏi tình trạng ô nhiễm.

Theo kế hoạch 5 năm từ năm 2021 - 2025, Chính phủ Trung Quốc sẽ hạn chế hoạt động canh tác xâm lấn những dòng sông lớn, khôi phục các hệ sinh thái và vùng đầm lầy cũng như giải quyết tình trạng sử dụng nước lãng phí. Với nguồn nước trung bình theo đầu người chỉ bằng 25% mức trung bình của toàn cầu, Chính phủ Trung Quốc ưu tiên phục hồi các nguồn nước đã bị ô nhiễm và sẽ cân nhắc đến cả giá trị sinh thái cũng như giá trị kinh tế.

Hiện Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch phục hồi môi trường sinh thái của sông Dương Tử. Dòng sông này cung cấp nước cho khoảng 40% dân số Trung Quốc, nhưng đang bị hủy hoại sau hàng chục năm người dân cải tạo đất, chuyển hướng dòng chảy và xả thải độc hại. Văn phòng Công tố Trung Quốc cho biết, 7.084 người đã bị bắt giữ trong năm 2019, tăng 43% so với cùng kỳ, vì tội phá hoại môi trường sông Dương Tử. Một số chính quyền địa phương đã phá đập nước, di dời các nhà máy hóa chất, khôi phục vùng đầm lầy cũng như cấm trồng trọt và đánh bắt tại những khu vực dễ bị ảnh hưởng.

Động đất mạnh 6,1 độ tại Indonesia

Tối qua (18/1), một trận động đất mạnh 6,1 độ làm rung chuyển tỉnh Papua, phía Đông Indonesia.

Theo Cơ quan khí tượng và địa vật lý Indonesia, trận động đất này không gây ra sóng thần. Trước đó, cơ quan này ra thông báo cho biết, trận động đất này mạnh 6,3 độ.

Theo thông báo, trận động đất xảy ra lúc 23h38 hôm qua (18/1) giờ địa phương (16 giờ 38 giờ GMT). Tâm chấn trận động đất nằm cách huyện Jayapura 39km về phía Tây Bắc và ở độ sâu 56km.

Thiên tai tiếp tục đe dọa tàn phá nhiều bang của Australia

Sau gần nửa năm hầu như không có mưa và hứng chịu các vụ cháy rừng thảm khốc, trong 3 ngày gần đây, các bang New South Wales và Queensland thuộc miền Đông của Australia đã đón nhận những trận mưa lớn hơn dự kiến. Những cơn mưa đã giúp dập tắt một số đám cháy nhưng đồng thời cũng gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng.

Thông tin từ Cơ quan khí tượng Australia cho biết, tính đến sáng 18/1, tại các bang New South Wales và Queensland đã có mưa khá lớn với lượng mưa đo được trong 24 giờ qua lên đến 250mm, thậm chí có nơi đã có mưa lên đến 330mm chỉ trong 1 đêm, gấp 3 lần lượng mưa trung bình hàng tháng.

Những cơn mưa xối xả đổ xuống phía Đông Nam bang Queensland đêm qua đã khiến các tuyến đường cao tốc chính phải đóng cửa ít nhất 6 tiếng và một số con đường của thành phố Gold Coast bị ngập nặng. Các công viên giải trí của bang này phải đóng cửa trong ngày hôm nay do lũ lụt nghiêm trọng.

Tại bang New South Wales, nhiều khu vực ở phía Bắc và Đông Bắc của bang trong 3 ngày qua đã nhận được lượng mưa lớn nhất kể từ năm 2011 và những cơn mưa đã giúp dập tắt gần một nửa số đám cháy rừng của bang.

Sở cứu hỏa nông thôn New South Wales cho biết, tính đến sáng 18/1 toàn bang còn hơn 70 đám cháy, giảm mạnh so với con số 110 đám cháy của 6 ngày trước đó.

Đảo rác hầu như không ai biết của thiên đường nghỉ dưỡng Maldives

Quần đảo nhiệt đới Maldives, phía tây nam Ấn Độ, được biết đến với những bãi biển cát trắng và màu nước xanh ngọc lam. Nhưng hầu như không ai nhận thấy khía cạnh bẩn của nó. Cách thành phố thủ đô Male của Maldives một vài dặm về phía nam là hòn đảo Thilafushi - vị trí bãi rác của Maldives. Tuy nhiên, Thilafushi không phải lúc nào cũng là một hòn đảo rác. Trên thực tế, thậm chí nó không phải là một hòn đảo.   

Hai mươi lăm năm trước, Thilafushi là đầm phá nguyên sơ. Sau đó vào tháng 12 năm 1991, chính quyền đưa quyết định chuyển đầm phá thành bãi rác để giải quyết vấn đề xử lý chất thải ngày càng tăng của ngành du lịch quốc gia. Chỉ trong vòng một tháng, rác bắt đầu xuất hiện ở đây. Người ta đào những cái hố khổng lồ xuống cát, đảo Male và các hòn đảo có người ở khác của Maldives đã đưa chất thải sinh hoạt đến các hố này.

Khi vùng đất của Thilafushi bắt đầu mở rộng, chính phủ bắt đầu cho các ngành công nghiệp như sản xuất thuyền, đóng gói xi măng, đóng chai khí metan và kho bãi thuê đất. Ngày nay, có hơn ba chục nhà máy tại Thilafushi, một nhà thờ Hồi giáo và nhà ở của khoảng 150 người nhập cư Bangladesh – những người đã lọc 330 trăm tấn chất thải đến đảo mỗi ngày.

Một số chất thải hiện đang trôi dạt vào đại dương và cuốn trôi đến các bãi biển của Male và làm ô nhiễm nhiều địa điểm lặn trong khu vực. Chất thải trở thành vấn nạn đến nỗi chính phủ từng cấm rác thải trên đảo vào năm 2011. Một phần chất thải hiện đang được xuất khẩu sang Ấn Độ để tái chế.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/1/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới