Thứ năm, 25/04/2024 20:07 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/2/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 15/02/2020 09:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/2/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/2/2020.

Xâm nhập mặn đang ở giai đoạn cao điểm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019 - 2020.

Hiện tại, xâm nhập mặn đang trong thời gian lên cao, đây là đợt xâm nhập mặn cao nhất từ đầu mùa khô đến nay với ranh mặn 40/00 tại các cửa sông đạt cao nhất. Ðiển hình vùng hai sông Vàm Cỏ phạm vi từ 100 đến 110 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 20 đến 22 km. Dự báo, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, ở vùng các cửa sông của vùng đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường.

Hiện nay, Bộ NN và PTNT và các địa phương đã đưa năm dự án vào tạm thời vận hành phòng, chống xâm nhập mặn để trực tiếp kiểm soát xâm nhập mặn khoảng 83.000 ha và hỗ trợ kiểm soát ảnh hưởng xâm nhập mặn đến 300.000 ha. Ngoài ra, Bộ sẽ theo dõi sát tình hình, cập nhật diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công và đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn ở các cửa sông, cửa lấy nước vào công trình thủy lợi để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn, thực hiện lấy nước phù hợp…

Thời trang đang tàn phá môi trường như thế nào?

Tính đến năm 2019, ước tính ngành công nghiệp thời trang có giá trị lên tới 2,5 nghìn tỷ USD. Để có được quy mô và lợi nhuận khổng lồ như vậy, các nhãn hàng đã và đang chuyển sang mô hình “thời trang nhanh”, tung ra hàng loạt mẫu mới theo các bộ sưu tập, thường xuyên thay đổi và có giá rẻ. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong tâm lý của đại đa số khách hàng, dẫn đến thói quen mua sắm bị “trói buộc” theo mùa, các đợt giảm giá hay xu thế mới nhất.

Thế nhưng, đằng sau ngành công nghiệp này lại là một áp lực nặng nề lên môi trường. Để sản xuất ra các mẫu trang phục đẹp mắt ấy, may mặc đứng thứ nhì trong số tất cả ngành công nghiệp về tiêu tốn tài nguyên nước và gây ô nhiễm nguồn nước. Ước tính, để sản xuất một chiếc áo phông cần 2.700 lít nước sạch, tương đương lượng nước uống cho một người trưởng thành trong 900 ngày.

Tất cả loại vật liệu thường dùng trong may mặc đều gây tổn hại đến môi trường tự nhiên. Hai phần ba lượng sợi sử dụng trong dệt may là sợi tổng hợp, vốn có cùng họ với nhựa. Trong khi túi nylon và ống hút nhựa đang là “tâm điểm” của các phong trào bảo vệ môi trường, sợi tổng hợp lại nhận được sự chú ý ít hơn rất nhiều dù 85% lượng rác thải nhựa trôi nổi trên đại dương đến từ hạt và sợi vi nhựa từ đồ may mặc.

Những loại sợi tự nhiên như bông và len cũng đang gặp chỉ trích. Để đáp ứng nhu cầu, khoảng 70 triệu cây xanh bị chặt hạ hằng năm để lấy đất trồng bông hoặc sản xuất vải viscose. Nguồn nước bị ô nhiễm đến từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây bông và thuốc nhuộm trong quá trình dệt vải. Ước tính, thiệt hại về cây xanh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Một nghiên cứu của Viện Tài nguyên Thế giới cho biết, nếu không có sự kiểm soát, đến năm 2050, ngành may mặc sẽ tiêu tốn lượng tài nguyên gấp 3 lần năm 2000.

Với thói quen mua sắm hiện tại, phần lớn đồ may mặc trên thực tế không được mặc nhiều hoặc bị vứt bỏ chỉ sau một thời gian ngắn do hỏng, không vừa nữa hoặc “lỗi mốt”. Hầu hết quần áo bị vứt bỏ sẽ đi đến các bãi rác. Tuy nhiên, khi chôn lấp, vải nhuộm và sợi tổng hợp khó phân hủy không khác gì rác thải nhựa. Thiêu hủy quần áo lại càng thải ra môi trường các loại khí nhà kính, đóng góp vào quá trình biến đổi khí hậu do Trái đất ấm lên. Nếu xu hướng “mua nhiều nhưng dùng chẳng bao nhiêu” như vậy tiếp diễn, con người sẽ vẫn là “tội đồ” chính làm tổn hại môi trường sống của mình.

Thay vì mua theo xu thế và chất đầy tủ, con người có thể “ăn chắc, mặc bền”. Tái chế quần áo và đem đi làm từ thiện một cách hợp lý cũng là một cách được mọi tổ chức bảo vệ môi trường khuyến khích. Thậm chí, chỉ cần giảm việc giặt giũ cũng đã có thể tiết kiệm lượng nước đáng kể và giảm thải hóa chất. Theo quy luật “có cầu ắt có cung”, chỉ cần các “tín đồ” giảm nhu cầu mua sắm lại bằng các cách rất đơn giản là có thể giảm bớt lãng phí, từ đó bảo vệ môi trường.

Na Uy đi trước 10 năm so với các nước EU về chống rác thải nhựa

Bí quyết giúp Na Uy có bước tiến vượt bậc trong nỗ lực bảo vệ môi trường là nhờ áp dụng rộng rãi hệ thống "đặt cọc," theo đó, người dân phải trả thêm một khoản tiền khi mua đồ uống đóng chai nhựa.

Với tỷ lệ tái chế lên tới 97%, Na Uy hiện là nước đi đầu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống rác thải nhựa, vượt trên cả Pháp và Anh - hai nước hiện có tỷ lệ tái chế rác thải nhựa là 60%.

Điều này đồng nghĩa với việc Na Uy đang đi trước 10 năm so với các nước EU trong việc thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế rác thải nhựa lên tới 90% vào năm 2029.

Bí quyết giúp Na Uy có được bước tiến vượt bậc trong nỗ lực bảo vệ môi trường là nhờ áp dụng đồng bộ và rộng rãi một hệ thống "đặt cọc," theo đó các khách hàng sẽ phải trả thêm một chút tiền gọi là khoản đặt cọc khi mua đồ uống đóng chai nhựa và sẽ được hoàn lại khoản tiền này khi trả vỏ chai.

Khái niệm trả lại vỏ chai tại Na Uy giờ đây là trở nên phổ biến đến mức có riêng một động từ mới mô tả hoạt động này bằng tiếng Na Uy - đó là "Pante."

Trong năm 2019, tại Na Uy ghi nhận hơn 1,1 tỷ chai nhựa và vỏ lon được trả lại tại các điểm tập kết tại siêu thị, trạm xăng và các cửa hàng nhỏ.

Theo quy trình, sau khi được thu gom, vỏ chai và vỏ lon sẽ được xe tải chuyển đến trung tâm xử lý rác thải Infitium ở Fetsund - thành phố cách thủ đô Oslo của Na Uy khoảng 30km về phía Đông Bắc.

Tại đây, chai nhựa đựng nước, nước hoa qua hay soda sẽ được phân loại, nén và ép lại thành từng khối vuông Rubik nhiều màu sắc và chờ được xử lý tái sử dụng.

Hiện thành phần nguyên liệu sản xuất 1 chai nhựa chứa 10% nguyên liệu tái chế và Na Uy hy vọng có thể tăng tỷ lệ này bằng chính sách tăng thuế nhằm khuyến khích các nhà sản xuất sử dụng nhựa tái chế thay cho nhựa mới hiện có giá thành rẻ hơn.

Na Uy hiện được xem là hình mẫu lý tưởng áp dụng thành công hệ thống "đặt cọc."

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/2/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng