Thứ sáu, 19/04/2024 22:38 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/11/2019

MTĐT -  Thứ ba, 12/11/2019 13:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 12/11/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 12/11/2019.

Hơn 4,7 nghìn tỷ đồng thiệt hại do thiên tai

Thiên tai xảy ra trong tháng 10/2019 chủ yếu là mưa lớn, lốc xoáy, sét đánh, sạt lở và triều cường tại một số địa phương làm 9 người chết, 6 người bị thương; 40 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 6,6 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; 2,4 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng.

Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng ước tính 118,4 tỷ đồng.

Tính chung 10 tháng, thiên tai làm 125 người chết và mất tích, 170 người bị thương; 1.461 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 66,1 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; hơn 65,1 nghìn ha lúa và 19,5 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng.

Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai xảy ra trong 10 tháng ước tính hơn 4,7 nghìn tỷ đồng.

Về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ: Trong tháng 10/2019, cơ quan chức năng đã phát hiện 1.058 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 889 vụ với tổng số tiền phạt 10,7 tỷ đồng.

Tính chung 10 tháng đã phát hiện 10.187 vụ vi phạm môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 9.181 vụ với tổng số tiền phạt 99,4 tỷ đồng.

Tháng 10/2019, cả nước xảy ra 235 vụ cháy, nổ, làm 6 người chết và 17 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 44 tỷ đồng.

Đắk Lắk bị thiệt hại nặng do hoàn lưu bão số 6

Chiều 11/11, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo nhanh về tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, từ ngày 10/11 đến ngày 11/11 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt trên diện rộng. Mưa lớn trên diện rộng, tập trung chủ yếu ở các huyện khu vực phía Đông, Đông Bắc và Đông Nam tỉnh như: huyện M'Drắk, Ea Kar, Krông Pắk, Krông Năng, Lắk, Krông Ana, Krông Bông.

Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, toàn tỉnh có 412 căn nhà bị ngập, trong đó 10 nhà bị hư hỏng; 245m đường giao thông bị sạt lở; 14 điểm đường giao thông bị chia cắt. Ngoài ra mưa lớn còn gây ngập úng 2630 ha cây trồng các loại.

Trong đó, thiệt hại nặng là huyện Lắk, có 667 ha lúa mới gieo sạ, ngô lai, khoai lang bị ngập úng, trên 300 nhà dân chìm trong nước. Còn huyện Krông Bông có 1.063 ha cây trồng các loại bị ngập úng; khoảng 300 hộ dân tại xã Hòa Phong bị cô lập do đường giao thông bị ngập sâu và sạt lở (200m bị sạt); Cầu treo Buôn Cư Đrăm, xã Cư Đrăm bị ngập lụt sâu khoảng 1m đoạn 2 đầu cầu; cầu treo Buôn Khí, xã Yang Mao bị sạt lở mố cầu.

Ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi trở lại mức nguy hiểm

Tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ tái diễn vào đầu tuần, thời điểm người dân đi làm trở lại sau những ngày nghỉ cuối tuần. Khói bụi bao trùm khắp thủ đô của nước này.

Theo ghi nhận từ trạm quan trắc được đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi, chỉ số chất lượng không khí đo vào lúc 13h30 (giờ Việt Nam) ngày 11/11 tại khu vực này ở mức nguy hiểm khi mật độ bụi mịn PM2,5 đo được là 497 microgram/m3, tức là mức mà các hạt bụi mịn này có thể xâm nhập sâu vào phổi.

Tuy nhiên, đây không phải là mức cao nhất khi một số thành phố khác của Ấn Độ, mật độ bụi mịn còn đo được ở mức 700 microgram/m3 khí.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức an toàn đối với sức khỏe con người là tối đa 25 microgram/m3.

Ông Vivek Chattopadhyay, nhà quản lý cấp cao của Trung tâm Khoa học và môi trường - tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New Delhi, nhiệt độ thấp cùng với gió yếu đã làm cho không khí trở nên "đặc quánh", khiến khói bụi ô nhiễm không thể bay đi mà tích tụ lại và làm chất lượng không khí xuống thấp.

Để đối phó với tình trạng ô nhiễm, chính quyền thủ đô New Delhi đã phải áp dụng hệ thống chẵn lẻ đối với các phương tiện cá nhân cho tới hết ngày 15/11, tức là ô tô biển số chẵn đi ngày chẵn, biển số lẻ đi ngày lẻ.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi không chỉ là do khí thải của các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng, mà còn do hoạt động đốt rơm rạ của nông dân.

Trung Quốc: Rác thải bao bì tăng chóng mặt

Các nhóm hoạt động môi trường vào ngày 11/11 đã cảnh báo, lượng rác thải tích tụ từ hoạt động thương mại điện tử và chuyển phát nhanh tại Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2025.

Theo báo cáo của Greenpeace và các tổ chức phi chính phủ khác, lượng nguyên liệu bao bì được dùng trong các lĩnh vực đã tăng lên 9,4 triệu tấn vào năm ngoái và đang trên đà tăng lên 41,3 triệu tấn vào năm 2025, nếu tốc độ sử dụng không thay đổi.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Tập đoàn Thương mại điện tử Alibaba tuyên bố doanh thu bán hàng của hãng ngay trong 9 giờ đầu tiên của sự kiện ngày Độc thân đã đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với cùng thời điểm năm 2018. Năm ngoái, ước tính có 1,88 tỷ gói hàng được vận chuyển trong giai đoạn từ ngày 11 đến 16-11, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2017. Mặc dù vẫn chưa có số liệu chính thức về lượng rác thải được xả ra từ hoạt động thương mại này, song Greenpeace ước tính con số này phải vượt 250.000 tấn.

Trung Quốc đang nỗ lực biến việc tái chế thành ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận, nhưng chưa giải quyết rác thải từ hoạt động thương mại điện tử, khi mới chỉ tái chế được 5% bao bì nhựa.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/11/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...