Thứ bảy, 20/04/2024 16:53 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/5/2019

MTĐT -  Thứ sáu, 17/05/2019 09:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/5/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/5/2019.

Điện Biên gần 400 ha hoa màu bị chết do nắng nóng kéo dài

Trao đổi với VOV, ông Vũ Ngọc Hoành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) cho biết, toàn bộ diện tích hoa màu bị thiệt hại được gieo trồng từ đầu tháng 4 vừa qua. Nắng nóng kéo dài liên tục, có thời điểm lên gần 40oC cộng với thiếu nước sản xuất, đã dẫn đến tình trạng hoa màu bị chết.

Năm nay huyện Điện Biên Đông gieo trồng khoảng 11.400 ha lúa nương, ngô và các loại cây lương thực khác, nguồn nước tưới phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Huyện đã chỉ đạo các xã vận động nông dân tạm dừng việc gieo trồng trên nương. Đối với những diện tích cây trồng bị chết tiến hành làm lại đất, đợi mưa mới xuống giống.

Theo cảnh báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, từ ngày 16 đến 20/5 tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng, với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 36 - 38oC, có nơi trên 38oC.

Thiên đường du lịch Bali trong tình trạng báo động vì biển rác

Bãi biển Kuta rợp bóng cọ từ lâu đã là địa điểm làm say lòng những du khách ưa ánh mặt trời và lướt sóng. Nhưng ngày nay, bờ biển cát vàng ở nơi này đang biến mất vì rác thải chất cao hàng đống.

Ống hút nhựa và bao bì thực phẩm rải rác quanh bãi tắm, trong khi những người lướt sóng phải né rác rưởi tràn ra từ các con sông hoặc bị cuốn ra theo dòng nước xoáy.

“Khi tôi muốn tắm biển thì không hay ho lắm. Lúc nào tôi cũng thấy rác ở đây”, Vanessa Moonshine, du khách từ Áo, chia sẻ. “Rác cứ đến từ đại dương. Điều đó thực sự khủng khiếp”.

Được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, hòn đảo nghỉ mát của Indonesia đã trở thành ví dụ điển hình về vấn nạn rác thải cho đất nước.

Quần đảo với hơn 17.000 hòn đảo trở thành “nơi chứa” rác thải biển lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Theo tính toán, toàn Indonesia thải ra 1,29 triệu tấn rác mỗi năm.

Những đợt sóng đồ nhựa đổ vào các con sông và đại dương đã gây ra nhiều vấn đề trong nhiều năm: làm tắc nghẽn đường thủy ở các thành phố, tăng nguy cơ lũ lụt, và làm bị thương hoặc giết chết động vật biển khi chúng ăn phải bao bì nhựa hoặc bị mắc kẹt vào đó.

Vấn đề đã trở nên tồi tệ buộc các quan chức ở Bali hồi tháng trước tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về rác thải” trên một dải bờ biển dài 6 km bao gồm những bãi biển nổi tiếng như Jimbaran, Kuta và Seminyak. Ngay sau đó đã có 700 công nhân được điều động đến để dọn dẹp và 35 xe tải để thu gom khoảng 100 tấn rác mỗi ngày.

“Những người mặc bộ đồng phục màu xanh lá cây thu gom rác để mang đi, nhưng ngày hôm sau tôi vẫn thấy tình hình tương tự”, Claus Dignas nói. Ông cho hay cứ mỗi lần thăm hòn đảo ông lại thấy nhiều rác hơn: “Không ai muốn ngồi trên những chiếc ghế đẹp ở bãi biển mà phải đối diện với đống rác này cả”.

Cần Thơ: Đường phố thành bãi tập kết rác thải

Theo báo Pháp luật TP. HCM ghi nhận thực tế tại nhiều tuyến đường gần trường học, bệnh viện… thuộc hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy, các thùng chứa rác đều được tháo bỏ nắp, túi rác chất cao quá miệng thùng, rác thải còn được vứt bừa bãi trên vỉa hè, dưới lòng đường. Sau khi số rác này được lấy đi thì nước dơ đọng lại, chảy tràn ra mặt đường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân, làm mất mỹ quan đô thị.

Người dân khu vực than từ lâu đã phải sống chung với rác thải và mùi hôi thối như trên. Bà Trần Thị Khánh V. (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) bức xúc: “Tình trạng này tồn tại cũng đã hơn ba năm, lượng rác thải được tập kết ngày càng nhiều. Vào những ngày mưa thì nước đen tanh chảy tràn ra đường, còn ngày nắng thì bốc mùi thối kinh khủng, ai đi qua cũng phải dùng tay che mũi”.

Ông Trần Tiến Dũng, Quyền Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, cho biết: Hiện quận đã cố gắng sắp xếp từ 33 điểm tập kết rác trên đường xuống còn 22 điểm. Thời gian tới quận sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục sắp xếp giảm số lượng điểm tập kết rác. “UBND quận cùng với các phòng chuyên môn đang rà soát các địa điểm có thể sử dụng để làm nơi tập kết rác thải nhưng rất khó. Do Ninh Kiều là quận trung tâm của TP, quỹ đất có hạn” - ông Dũng nói.

Canada và Philippines căng thẳng vì… rác thải

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 16/5 tuyên bố nước này sẽ giảm mức hiện diện ngoại giao ở Canada cho đến khi số rác thải trên được đưa trở lại Canada. Tuyên bố này được đưa ra sau hạn chót ngày 15/5 Philippines yêu cầu Canada phải nhận lại toàn bộ số rác thải nêu trên.

Trước đó, Philippines đã nhiều lần gửi công hàm ngoại giao tới Canada phản đối vụ rác thải. Theo tờ khai hải quan, các container này chứa rác thải nhựa nhập khẩu vào Philippines trong thời gian từ năm 2013-2014 để tái chế. Tuy nhiên trên thực tế, các container chứa cả rác thải sinh hoạt và điện tử. Chính phủ Canada vẫn khẳng định rằng đây là một giao dịch thương mại không được chính phủ hậu thuẫn.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng tuyên bố sẽ nhận lại số rác này song các thủ tục được thực hiện chậm chạp, khiến vấn đề rác thải leo thang với lời "tuyên chiến" của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nếu Canada không hành động.

“Tôi muốn Canada đưa số rác thải này về. Tôi đã đưa cảnh báo nhiều lần . Nếu Canada không chuyển, tôi sẽ đích thân áp tải chuyển số rác thải trên trở lại Canada bằng đường biển. Chúng tôi sẽ đưa biện pháp cứng rắn nếu Canada không nhận lại số rác thải này”, ông Duterte nói.

Cảnh báo của Tổng thống Philippines đã vấp phải sự chỉ trích của Canada. Bộ trưởng Môi trường và biến đổi khí hậu Canada Catherine Mckena khẳng định: “Tôi không nghĩ cảnh báo của Tổng thống Philippines có thể giúp ích cho việc giải quyết vấn đề này giữa hai nước. Tuy nhiên Canada cũng sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 17/5/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ