Thứ năm, 25/04/2024 05:44 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/10/2019

MTĐT -  Thứ bảy, 26/10/2019 09:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/10/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/10/2019.

Mực nước trên sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, mực nước trên sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên theo triều và có khả năng đạt mức cao nhất vào ngày 28-30/10.

Mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn lên mức báo động 2-báo động 3 và trên báo động 3 từ 0,1-0,3m.

Nguy cơ ngập lụt sâu tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cảnh báo cấp độ rủi ro do ngập lụt cấp 3.

Đồng Nai: Khu xử lý rác thải xã Quang Trung sẽ tiếp nhận thêm 300 tấn rác/ngày

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường), thời gian tới, Khu xử lý rác thải xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) sẽ tiếp nhận thêm khoảng trên dưới 300 tấn rác/ngày từ TP.Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch để đưa về xử lý.

Tuy nhiên hiện nay, do TP.Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch còn đang xây dựng lộ trình vận chuyển để thực hiện đưa rác về Khu xử lý rác thải xã Quang Trung (bao gồm: quy trình, giá vận chuyển rác...), nên khu xử lý này vẫn chưa tiếp nhận thêm rác thải để xử lý.

Theo phê duyệt đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên - môi trường cấp, Khu xử lý rác thải xã Quang Trung có công suất xử lý đạt 1.200 tấn rác/ngày, nhưng hiện khu xử lý này đang tiếp nhận và xử lý khoảng 800 tấn rác/ngày.

Do nhiều khu xử lý rác trên địa bàn tỉnh hiện vẫn đang xử lý rác bằng hình thức chôn lấp nên UBND tỉnh có phương án đưa thêm rác thải sinh hoạt từ TP.Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch về khu xử lý rác thải xã Quang Trung để sản xuất phân compost.

Theo mục tiêu đề ra, đến cuối năm 2019, Đồng Nai sẽ giảm tỷ lệ rác thải sinh hoạt được xử lý bằng hình thức chôn lấp về dưới mức 30%. Hiện mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh hơn 1,8 ngàn tấn rác thải sinh hoạt, trong đó vẫn còn khoảng 800 tấn rác được xử lý bằng hình thức chôn lấp, chiếm tỷ lệ khoảng 43%.

Phán quyết của Tòa án châu Âu về ngưỡng khí thải

Ngày 24/10, Tòa án Công lý châu Âu đã ra phán quyết: Pháp thường xuyên vượt ngưỡng giới hạn khí nitơ điôxít.

Đây là loại khí gây ô nhiễm, phát thải từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu diesel, gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Trước đó, hồi tháng 5/2018, Ủy ban châu Âu đã kiện một số nước thành viên EU, trong đó Pháp là quốc gia đầu tiên, lên Tòa Công lý châu Âu. Nguyên nhân là do các nước này vượt quá giới hạn ô nhiễm gây ra bởi các phương tiện chạy diesel trong suốt nhiều năm mà không cải thiện tình hình, dù EU đã nhiều lần cảnh báo.

Trong phán quyết, Tòa nêu rõ Pháp vượt quá giới hạn hằng năm đối với khi nitơ điôxít một cách có hệ thống và kéo dài, kể từ ngày 1/1/2010. Với phán quyết trên, tòa án mở đường cho khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt vào giai đoạn sau, nếu Pháp không làm gì để cải thiện tình hình.

Ô nhiễm thủy ngân đang đe dọa loài cá heo sông Amazon

Nồng độ thủy ngân cao ở các loài cá heo sông cũng đe dọa nghiêm trọng gần 20 triệu người sinh sống ở khu vực Amazon khi ăn phải những loài cá nhiễm thủy ngân.

Các nhà bảo vệ môi trường Nam Mỹ cho biết loài cá heo sông Amazon đang có biểu hiện nhiễm thủy ngân ở mức báo động chủ yếu do hoạt động khai thác và đãi vàng trái phép trong khu vực.

Nhóm nghiên cứu đã đo được mức độ nhiễm thủy ngân ở 46 con trong số cá heo nước ngọt sống tại nhiều lưu vực sông lớn ở các nước Brazil, Bolivia, Colombia và Peru.

Chuyên gia Marcelo Oliveira thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Brazil cho biết tất cả những con cá heo nói trên đều nhiễm thủy ngân và một nửa trong số đó có mức nhiễm độc cao.

Theo chuyên gia này, hoạt động đãi vàng trái phép, trong đó sử dụng thủy ngân để tách kim loại quý hiếm này khỏi những khoáng vật khác, gây ra mối đe dọa thực sự đối với các loài cá nước ngọt trong khu vực, đặc biệt ở sông Orinoco chảy qua Colombia và Venezuela.

Bên cạnh đó, chuyên gia Oliveira cho biết thêm thủy ngân tồn tại tự nhiên ở Amazon, nhưng lan truyền qua nước do nạn phá rừng và cháy rừng, sau đó xâm nhập vào chuỗi thức ăn của các loài cá.

Nồng độ thủy ngân cao ở các loài cá heo sông cũng đe dọa nghiêm trọng gần 20 triệu người sinh sống ở khu vực Amazon khi ăn phải những loài cá nhiễm thủy ngân. Theo giới chuyên gia, thủy ngân có thể tồn tại trong chuỗi thức ăn tới 100 năm.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/10/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành