Thứ sáu, 26/04/2024 06:38 (GMT+7)

Yên Bái: Dân không ăn, không ngủ nổi vì bãi rác trên đỉnh đồi Pú Lo

MTĐT -  Thứ ba, 28/04/2020 21:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đồi Pú Lo là một địa điểm khá nổi tiếng của TX.Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) với khu nghỉ dưỡng, các điểm du lịch, dịch vụ...

Phản ánh tới báo Dân Việt, bà Lưu Thị Thoi (trú tại bản Noong Khoang, xã Nghĩa Sơn, TX.Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) cho biết, trên đỉnh đồi là bãi tập kết rác tập trung của TX.Nghĩa Lộ. Theo con đường bê tông nối từ quốc lộ 32 đi lên đỉnh đồi Pú Lo, càng lên gần đỉnh đồi, mùi hôi thối càng khó chịu.

“Mỗi lần bãi rác đốt chúng tôi không ăn, không ngủ được, mùi hôi thối, ruồi muỗi bay khắp, đặc biệt mùa hè nắng nóng ruồi nhặng càng nhiều”, bà Thoi bức xúc.

Người dân bản Noong Khoang bức xúc khi phải sống ngay gần bãi rác của TX.Nghĩa Lộ.

Chị Lương Thị Huế (bản Noong Khoang, xã Nghĩa Sơn, TX.Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) cũng cho biết: “Tôi về đây làm dâu đã 8 năm. Kể từ ngày về làm dâu, ban ngày không nói vì còn đi làm, nhưng đêm đến, khi cả nhà đi ngủ, luồng gió phía bãi rác tạt vào nhà không thể ngủ nổi, mùi hôi nồng nặc phải chùm chăn kín đầu, bật quạt mới tạm ngủ được”.

Chị Huế cho biết thêm, không chỉ ô nhiễm không khí, mà nguồn nước cũng bị ảnh hưởng, trong khi phần lớn bà con tại đây vẫn đang dùng nước mạch ngầm để sinh hoạt.

Là bãi rác lộ thiên, được xử lý bằng cách san, lấp nhưng vì thiếu được quan tâm nên bãi rác đã gây ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm không khí.

Bãi rác đốt có ngày 1 lần, có ngày 2 - 3 lần, mùi khó chịu lắm, tình trạng này đã nhiều năm nay rồi. Không chỉ vậy, mạch nước ngầm chúng tôi ăn, cũng chẳng cách xa bãi rác là mấy.

Tuy đã có cán bộ xuống kiểm tra độ nước, nhưng chúng tôi cũng chẳng rõ có ô nhiễm hay không. Chúng tôi cũng kêu lên mấy lần với trưởng bản, với chính quyền, nhưng cũng chưa có phương án giải quyết, nên chúng tôi đành sống vậy thôi”, bà Lò Thị Xôm (bản Pưn, xã Nghĩa Phúc, TX.Nghĩa Lộ) nói.

Bà Lò Thị Xôm chỉ cho PV nơi gia đình lấy nước sinh hoạt gần khu vực bãi rác lớn nhất TX.Nghĩa Lộ.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, bãi rác trên đỉnh đồi Pú Lo được quy hoạch xây dựng từ năm 2005, diện tích sử dụng là 2,3ha. Bãi rác chỉ được xử lý 1 cách qua loa đơn giản, đổ thẳng trực tiếp xuống hẻm núi, hằng tuần có phun tiêu trùng. Nhưng do không được chôn lấp theo đúng quy định, nên bãi rác gây ra mùi hôi thối khó chịu, ruồi bọ, côn trùng phát triển mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Vị trí bãi rác nằm tại đỉnh đồi Pú Lo, xung quanh chân đồi là khu vực sinh sống của người dân.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lò Minh Chung - Giám đốc Công ty môi trường đô thị TX.Nghĩa Lộ cho biết: “Chúng tôi chỉ là đơn vị nhận tiếp quản sử dụng, còn toàn bộ tài liệu, hồ sơ đất đai liên quan đến bãi rác chúng tôi không nắm được. Hiện nay, mỗi ngày bình quân bãi rác này tiếp nhận trên 20 tấn rác, là rác thải sinh hoạt của TX.Nghĩa Lộ và một số xã vùng lân cận.

Thị xã đã có quy hoạch xây dựng mới bãi rác tại vị trí khác, đồng thời bãi rác này sẽ dừng hoạt động trong năm 2020 này. Tuy nhiên, dự án mới hiện tại vẫn chưa thấy triển khai thì không biết bao giờ bãi rác này mới dừng tiếp nhận rác”.

Theo Dân Việt

Bạn đang đọc bài viết Yên Bái: Dân không ăn, không ngủ nổi vì bãi rác trên đỉnh đồi Pú Lo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.