Thứ năm, 25/04/2024 02:36 (GMT+7)

Xóa bếp than tổ ong: 'Cần phải có giải pháp thay thế'

TRANG TRIỆU -  Thứ bảy, 14/09/2019 08:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Bếp than tổ ong, nếu một gia đình sử dụng không đáng sợ nhưng một nghìn gia đình sử dụng thì lại là điều đáng lo ngại", PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.

Than tổ ong được coi là vật liệu có giá rẻ nhất, lại nhỏ gon. Với những ưu điểm vượt trội mà bếp than tổ ong vẫn được ưa dùng từ các gia đình có thu nhập thấp cho đến các quán ăn, nhà hàng.

Dạo quanh những tuyến phố chính hay ngõ nhỏ tại Hà Nội, PV có thể dễ dàng bắt gặp những bếp than đỏ lửa được để trần trụi hoặc quây sơ sài bằng những tấm bìa trên khắp các vỉa hè, gốc cây thậm chí là chân cột điện. Phần lớn người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe mà bếp than tổ ong mang lại. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ” nhiều hộ dân biết độc hại nhưng vẫn sử dụng.

Bếp than tổ ong vẫn được ưa dùng từ các gia đình có thu nhập thấp cho đến các quán ăn, nhà hàng.

Trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều đó có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính.

Nhằm cải thiện chất lượng không khí và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, TP Hà Nội đã triển khai chương trình thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến, thân thiện với môi trường. Mục tiêu đến hết năm 2020 là loại bỏ bếp than tổ ong trên toàn thành phố. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định.

Bàn về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: “Than tổ ong là loại nhiên liệu rất tiện, rẻ nhất cho người dân sử dụng để nấu nướng trong gia đình, đã một thời than tổ ong có vai trò lịch sử. Hơn nữa kích thước than tổ ong rất hợp lý, nhỏ gon nên dùng rất thuận tiện”

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

“Tuy nhiên, đã là đốt nhiên liệu thì là than hoa, than tổ ong hay là bằng dầu hỏa thì đều sinh là khí độc. Nếu không gian dùng mà rộng rãi, thoáng đãng thì khí thải ra chủ yếu ảnh hưởng môi trường giống như đun rơm vậy, còn việc ảnh hưởng tới sức khỏe lại ít hơn. Đối với không gian hẹp như trong chung cư, khi đốt sinh ra khí độc, trong đó chủ yếu là CO2 và CO gây ngạt và gây độc có thể chết người. Đặc biệt mật độ dân số cao như Hà Nội, khí thải từ xe máy, ô tô,.. làm cho bầu không khí càng trở nên ngột ngạt trong đó có cả nguyên nhân từ việc đốt than tổ ong. Việc sử dụng than tổ ong không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động xấu đến môi trường do khí thải trong quá trình đốt. Một gia đình sử dụng không đáng sợ nhưng một nghìn gia đình sử dụng thì lại rất nguy hiểm”.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, than tổ ong là thứ thiết yếu đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp, vậy muốn xóa bỏ thì nhà nước cần có chính sách hợp lý: “Giá điện, giá gas thì ngày càn tăng, điều đó càng cây khó khăn cho những hộ có thu nhập thấp như ở ven đô hay những người bán hàng dong. Chỉ có giảm giá điện, giá gas thì họ mới có cơ hội sử dụng, nếu sử dụng bếp than tổ ong với giá cả rẻ như vậy một tháng họ có thể tiết kiệm được một khoản tiền”.

Nếu sử dụng bếp than tổ ong với giá cả rẻ như vậy một tháng có thể tiết kiệm được một khoản tiền, nhưng đổi lại sức khỏe và môi trường bị ảnh hưởng.

Giải pháp không chỉ phải hướng đến người sử dụng mà còn ở người làm ra. Trước đây có một loạt các công ty sản xuất than tổ ong, nhưng hiện nay chỉ còn lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình. Đó là nghề của họ, nếu như cấm thì họ mất nghề vậy thì phải có giải pháp cho cả những đối tượng là người làm ra thì chính sách đó mới thành công được”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chia sẻ, vận động thì phải vận động đúng đối tượng là những người đang sử dụng bếp than tổ ong như hộ có thu nhập thấp, những người bán hàng ở vỉa hè. Muốn xóa bỏ hay cấm sử dụng bếp than tổ ong thì cần có biện pháp để thay thế cho hợp lý.

Thực tế việc xóa bếp than tổ ong trên địa bàn Hà Nội vẫn gặp một số khó khăn nhất định, một trong những nguyên nhân là do giá thành thấp, nhỏ gọn nên hộ kinh doanh nhỏ lẻ vẫn sử dụng khá phổ biến. Theo đó, để xây dựng một thành phố văn minh, không khí trong lành cho người dân, việc xây dựng lộ trình để tiến tới loại bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020 là việc làm cần thiết. Tuy nhiên để hoàn thành được lộ trình đó, trước hết cần thay đổi từ chính nhận thức của mỗi người dân và cần phải có giải pháp thay thế cho bếp than tổ ong.

Bạn đang đọc bài viết Xóa bếp than tổ ong: 'Cần phải có giải pháp thay thế'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành