Thứ năm, 18/04/2024 19:03 (GMT+7)

Vỡ đập 45.000m3 chất thải tràn vào nhà dân nguy hiểm thế nào?

TRANG TRIỆU -  Thứ bảy, 08/09/2018 17:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Chất thải không chỉ ảnh hưởng tới người dân, làm hỏng đường, cuốn trôi nhà cửa mà còn gây nguy hiểm hơn bởi hóa chất ngấm vào đất".

12h ngày 7/9, đập bãi thải gyps của Nhà máy DAP số 2 thuộc Công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem, tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng bị vỡ khiến khoảng 45.000 m3 nước và chất thải tràn ra môi trường.

Ít nhất 2 hộ dân ở gần hồ chứa bị bùn đất chứa hóa chất tràn vào nhà, cuốn trôi toàn bộ tài sản trị giá khoảng 400 triệu đồng. Ngoài ra, hàng chục hộ dân khác cũng bị ảnh hưởng bởi nước và bùn thải của nhà máy DAP số 2.

Sự việc đã khiến nhiều người không khỏi lo ngại hóa chất có trong bùn thải sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như sức khỏe người dân.

Nhiều người lo ngại sự ảnh hưởng của các chất có trong bùn thải tới môi trường.

Ngày 8/9, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Nguyễn Văn Khải (người được mệnh danh là “Ông già Ozon”) về vấn đề trên.

TS Nguyễn Văn Khải cho biết: "Ảnh hưởng của sự cố vỡ đập này là rất lớn, bởi các chất độc có trong bùn, đất. Những hóa chất chảy xuống tràn vào nhà dân. Để xảy ra sự cố vỡ đập không chỉ ảnh hưởng tới người dân, làm hỏng đường, cầu cống, cuốn trôi nhà, thiệt hại về tài sản, mà huy hiểm hơn là hóa chất ngầm vào trong đất, bùn thải để lại trên mặt đất".

GS.TS. Nguyễn Văn Khải (người được mệnh danh là “Ông già Ozon”).

"Ông già Ozon" cũng cho rằng việc vỡ đập xả thải để lại những ảnh hưởng xấu, làm biến đổi khí hậu xấu, làm thay đổi khí hậu của cả một vùng lớn. Công ty trên sản xuất phân bón nên cái nguy hiểm nhất là photpho, khi ảnh hưởng đến đồng ruộng sẽ tạo ra rất nhiều rêu xanh, ảnh hưởng xấu đến nước trồng trọt và nước ăn.

"Việc sử dụng vôi bột đổ xuống các con suối bị nhiễm chất thải để trung hòa cũng không thể giảm đi sự độc hại từ các hóa chất có trong bùn thải được. Vôi bột, phèn là những thứ mà trước đây họ hay dùng để xử lý nước, nhưng hiện nay người ta thường sử dụng bột Poly Aluminim Choloride (PAC) để xử lý. Chúng ta cũng cần có những cái nhìn nhận thay đổi, phù hợp hơn, tiến bộ hơn về các phương pháp xử lý nước", Tiến sĩ Khải nói.

Vị này cho rằng vấn đề bây giờ là phải tìm ra cách chặn được bùn thải tràn ra sông Hồng. Vì thế phải chặn ngang dòng cho bùn thải chảy vào một vùng trũng nào đó, tuyệt đối không được để chảy ra sông.

Được biết, Công ty DAP số 2 thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) thành lập năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất. Ngoài ra DAP số 2 được phép hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho ngành phân bón và hóa chất; kinh doanh bất động sản và cho thuê văn phòng. 

Bạn đang đọc bài viết Vỡ đập 45.000m3 chất thải tràn vào nhà dân nguy hiểm thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.