Thứ ba, 23/04/2024 16:16 (GMT+7)

Việt Nam có thể đạt khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa/năm

MTĐT -  Thứ ba, 08/10/2019 14:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nếu vẫn giữ nhịp độ phát triển như hiện nay thì mức độ xả nhựa của Việt Nam có thể đạt khoảng 8 triệu tấn/năm.

Tại sự kiện gặp gỡ và đối thoại báo chí về kinh tế tuần hoàn với chủ đề "Từ góc nhìn quốc tế đến tiềm năng phát triển tại Việt Nam" do VCCI phối hợp Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam tổ chức diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Chủ tịch Hội đồng Vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam cho biết, theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn.

Nếu vẫn giữ nhịp độ phát triển như hiện nay thì mức độ xả nhựa của Việt Nam có thể đạt khoảng 8 triệu tấn/năm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2030, ở ngoài biển khơi nguy cơ xuất hiện nhiều nhựa, sắt, thép, vật liệu xây dựng...

Ông Vinh nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt Nam cần hành động nhiều hơn nữa để hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững tới năm 2030. Để hướng tới thập kỷ phát triển bền vững hơn cho Việt Nam, cần vai trò to lớn của doanh nghiệp.

Tại sự kiện, ông Kari Kahiluoto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho hay, Chính phủ Phần Lan đã nỗ lực trong nhiều chương trình, dự án nhằm tạo nên hệ thống kết nối để hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy việc tái tạo năng lượng... Mục tiêu đề ra là trong vài năm tới, Phần Lan sẽ được xác định là nền kinh tế carbon trung tính. Đây là mục tiêu tham vọng nên các khái niệm về kinh tế tuần hoàn đã được lồng ghép vào nhiều chương trình, dự án quan trọng, trong đó nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế và quỹ đầu tư.

Theo một báo cáo mới được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Ipsos (Pháp), hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm và chỉ có 27% túi nhựa được tái chế. Cùng với đó, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành "bãi rác toàn cầu", với lượng rác thải nhựa nhập khẩu tăng 200% trong năm 2018.

Ông Quách Tấn Phong, giám đốc bộ phận tư vấn kinh doanh Ipsos Việt Nam dẫn chứng số liệu từ báo cáo, tiêu thụ nhựa Việt Nam bình quân đầu người tăng đáng kể từ 3,8kg lên 41kg trong giai đoạn 1990-2015 (tăng 10% mỗi năm liên tục) khiến chất thải nhựa ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.  Hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm và chỉ có 27% túi nhựa được tái chế.

“Đến năm 2050, biển Việt Nam có nguy cơ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cả cá nếu không có bất kỳ hành động nào để ngăn chặn tình trạng này”, ông Quách Tấn Phong nói và kỳ vọng vào mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã đặt ra khi loại bỏ nhựa sử dụng một lần bằng cách cấm túi nhựa sử dụng một lần tại tất cả các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống vào năm 2021 và trên cả nước vào năm 2025.

Tại khu vực ASEAN, chất thải nhựa là một vấn đề đang gia tăng và là mối lo ngại ngày càng tăng đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng đang yêu cầu hành động, kêu gọi chia sẻ trách nhiệm từ chính phủ, các nhà sản xuất cũng như từ các khối ngành công nghiệp để chứng minh sự thay đổi thực sự trong việc xử lý chất thải nhựa và phát triển bao bì sản phẩm bền vững hơn.

Giám đốc khách hàng của Ipsos tại Châu Á Thái Bình Dương, ông Gordon Milne cho rằng, chất thải nhựa và tính bền vững của bao bì nhựa là những vấn đề thương mại và môi trường toàn cầu quan trọng.

Trong khi hơn 1/2 (55%) người tiêu dùng được khảo sát coi chất thải nhựa là một vấn đề nghiêm trọng, thì 1/3 (33%) nói rằng họ không thể làm gì nếu không có chai nước bằng nhựa – mặc dù họ thể hiện sự ưa thích mạnh mẽ đối với các vật liệu thay thế như nhựa sinh học.

Ngoài ra, 41% cho rằng giải pháp khả thi nhất để giảm các vấn đề môi trường do nhựa tạo ra là sử dụng nhựa sinh học có thể phân hủy.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam có thể đạt khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa/năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới