Thứ tư, 24/04/2024 05:38 (GMT+7)

Việc sục rửa bể chứa nước của công ty Viwasupco: Dân không biết!

Phương Hằng -  Thứ ba, 05/11/2019 18:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù đã qua hơn nửa tháng, nhưng những dấu vết của việc súc xả vẫn còn rất rõ ràng. Tại vị trí tiếp giáp cửa xả của, nhiều lớp bùn cặn đen vẫn còn đóng dày 3-4cm ven các bờ đất và vương đầy trên cỏ.

Liên quan đến sự cố nước sông Đà nhiễm bẩn, theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được biết, Công ty đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã xả thẳng nước súc, rửa bể trung gian ra môi trường mà không qua xử lý.

Theo báo cáo, Viwasupco đã xả lượng nước sau khi súc rửa đã được xả thẳng ra suối Đồng Bãi, thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Lượng dầu còn sót lại sau lần sục rửa, rửa bể chứa.

Tổng khối lượng nước súc rửa xả ra môi trường riêng trong ngày 21/10/2019 được ghi nhận vào khoảng 2.500-3.000m3.

Việc súc rửa bể chứa nước trung gian, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà không thông báo đến nhân dân, chính quyền địa phương và không xuất trình được quy trình súc rửa, xả thải ra môi trường.

Mặc dù đã qua hơn nửa tháng, nhưng những dấu vết của việc súc xả vẫn còn rất rõ ràng.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử ngày 5/11, tại vị trí suối tiếp giáp cửa xả của công ty Viwasupco, nhiều lớp bùn cặn đen vẫn còn đóng dày 3-4cm ven các bờ đất và vương đầy trên cỏ.

Lượng chất thải đặc quánh, trơn tuột và rất dính tay.

Tuy không có mùi khét nhưng lớp bùn thải này lại đặc quánh, trơn tuột và rất dính tay. Khi hòa tan trong nước, chất thải loang rộng và khiến nước suối đổi màu. Dọc theo con suối, những dấu vết của chất thải nghi là dầu vẫn rất dễ nhận thấy. Có đoạn, chất thải bám dày, đen đặc cả bờ đất.

Trao đổi với PV ông Bùi Văn Chiến, người dân thôn Dục, xã Yên Bình, Thạch Thất cho biết: "Vào khoảng cuối tháng 10, tôi đi chăn thả trâu tại đây thì phát hiện phía công ty xả nước. Các lần trước, nước từ miệng cống chảy ra đều trong vắt thì lần này lại có màu đen."

"Mấy hôm đầu, chất thải còn bồi đầy lên hai bờ thành từng lớp rất dày. Lớp chất thải này rất dính, giống với dầu bôi động cơ", ông Chiến cho biết thêm.

Cống xả thải của công ty Viwasupco.

Để rộng đường dư luận PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi nhanh với bà Nguyễn Thị Thu, trưởng thôn Dục, xã Yên Bình. Bà Thu cho biết, việc thau rửa bể và xả thải ra suối chính quyền và người dân không được thông báo.

“Hôm họ thau rửa, nước xả ra lượng dầu vẫn còn nhiều, họ xả thẳng ra suối nên lúc đầu mới xả, dòng nước chuyển hẳn sang màu đen”. Bà Thu cho biết thêm.

Theo tìm hiểu, được biết, khu vực cống xả thải của công ty Viwasupco trước đây là ruộng canh tác của người dân, nhưng khi tiến hành xây dựng bể chứa, đất bị sạt lở lấp mất ruộng. Mặc dù đã yêu cầu đền bù nhưng đến thời điểm hiện tại người dân vẫn chưa nhận được phản hồi.

Khi trao đổi với PV người dân ở đây rất lo sợ lượng dầu ngấm vào đất sẽ ảnh hưởng đến đất canh tác.

Miễn nhiệm chức danh TGĐ Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà

Ngày 4/11/2019 Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà vừa ban hành quyết định số 39/2019/QĐ-HĐQT về việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện công ty theo pháp luật đối với ông Nguyễn Văn Tốn.

Ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng giám đốc công ty CP kinh doanh nước sạch sông Đà.
Theo đó, Hội đồng quản trị công ty này quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật đối với ông Nguyễn Văn Tốn.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ông Tốn có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công việc.

Ngoài ra, Công ty nước sạch sông Đà cũng bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Xuân Quý.

Thông tin từ Công ty, ông nguyễn Văn Tốn là Thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư xây dựng ngành cấp thoát nước.

Ông Nguyễn Xuân Quý (SN 1973, thường trú tại Hà Nội) là kỹ sư xây dựng.

Bạn đang đọc bài viết Việc sục rửa bể chứa nước của công ty Viwasupco: Dân không biết!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới