Thứ bảy, 20/04/2024 09:57 (GMT+7)

Vì sao Hà Nội ô nhiễm không khí cao nhất cả nước?

MTĐT -  Thứ hai, 02/12/2019 11:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ Trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air, chất lượng không khí ở Hà Nội sáng 1/12 hầu hết ở mức đỏ, không tốt cho sức khỏe con người.

Những điểm có chỉ số chất lượng không khí - AQI cao nhất là khu vực ĐH Lao động - Xã hội (quận Cầu Giấy) ở mức 186, ĐH Ngoại thương Hà Nội ở mức 171. Bệnh viện Cổ truyền Y học Bộ Công an, đường Tố Hữu (quận Thanh Xuân) ở mức trên 170.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày cho thấy từ ngày 22-29/11, tại Việt Trì có 4/7 ngày chất lượng không khí ở mức xấu (101-150), còn tại TP. Hồ Chí Minh là 1/7 ngày chất lượng không khí ở mức xấu. Tại Huế và Đà Nẵng, chất lượng không khí vẫn ở mức tốt.

Thế nhưng, tại Hà Nội lại có 6/7 ngày giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM2.5 vượt quá giới hạn so với quy chuẩn Việt Nam ở hầu hết các trạm. Chỉ trong ngày 28/11 thông số PM2.5 giảm và nằm trong giới hạn cho phép.

Kết quả tính toán chỉ số AQI tại các trạm cho thấy, vào các ngày 22/11 đến 27/11 chất lượng không khí chủ yếu ở mức kém (101 – 150) và đã chạm đến ngưỡng xấu (151-200). Hà Nội ô nhiễm không khí cao nhất cả nước.

Theo kết quả quan trắc không khí của PAMAir, Thủ đô Hà Nội và một số nơi lân cận lúc 7 giờ sáng ngày hôm qua 30/11chỉ số AQI ở ngưỡng đỏ, tức mức có hại cho sức khỏe.

Lý giải nguyên nhân ô nhiễm không khí tại Hà Nội, nhiều ý kiến đã được đưa ra. PGS Nghiêm Trung Dũng, nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội như hiện tại là đặc thù của thời tiết.

"Các nguồn phát thải ô nhiễm trong khu vực như giao thông, xây dựng về cơ

bản có thể xem là không thay đổi trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, mấy ngày nay điều kiện khí tượng không thuận lợi cho việc khuếch tán", ông Dũng nói.

Ông Dũng cho rằng gió mùa đông bắc có thể mang bụi từ nơi khác tới, qua đó có thể góp phần làm gia tăng ô nhiễm không khí. Ngoài ra, bụi thứ cấp được hình thành trong quá trình tổng hợp từ các nguồn thải khác làm tăng chỉ số PM2.5.

"Tuy nhiên, để có thể đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác và định lượng, cần phải có đủ số liệu đo với độ tin cậy tốt", ông Dũng nói thêm.

Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch, cho rằng cần xác định thời tiết hay hiện tượng nghịch nhiệt chỉ là điều kiện làm tăng hoặc giảm mức độ ô nhiễm, chứ không phải là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

"Việc cần làm là xác định nguồn do hoạt động giao thông, sản xuất hay nguồn từ các tỉnh thành lân cận gây ra", ông Tùng nói và cho rằng cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp nghiên cứu khoa học để đưa ra con số cụ thể.

Từ đầu năm tới nay, ít nhất thì Hà Nội đã phải chịu đựng 4 đợt ô nhiễm không khí. Điều đó cũng có nghĩa là cả năm 2019 này, Hà Nội phải đương đầu với ô nhiễm không khí, trong khi giải pháp cải thiện là không rõ ràng.

Cụ thể, đợt 1 kéo dài 16 ngày (từ 11/1 đến 26/1). Đợt 2 kéo dài 17 ngày (từ 11/3 đến 27/3). Đợt 3 kéo dài 27 ngày (từ 12/9 đến 3/10). Đợt 4 từ ngày 1/11 đến nay. Tất cả các đợt ô nhiễm được cảnh báo này đều có chỉ số AQI trung bình lên hơn 100, tức là ở mức có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Hà Nội ô nhiễm không khí cao nhất cả nước?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ