Thứ sáu, 26/04/2024 14:16 (GMT+7)

TP.HCM sẽ tăng giá thu gom rác kể từ năm 2020

MTĐT -  Thứ ba, 26/11/2019 11:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với một hộ gia đình khoảng 4 người, mỗi ngày thải ra khoảng 4 kg rác thì năm 2020 phải trả khoảng 59.000 đồng/hộ/tháng, từ năm 2022 trở đi là 130.000 đồng/hộ/tháng.

Quyết định (QĐ) 38 của UBND TP HCM về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý rác sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/11/2018. Theo lộ trình này, giá rác năm sau sẽ cao hơn năm trước, do đó nếu năm 2020 mới áp dụng đơn giá mới thì người dân sẽ trả tiền rác cao hơn mức giá sàn mà TP đề ra là 48.000 đồng/tháng.

Báo Người lao động đưa tin, theo thống kê của Sở TN-MT TP HCM, mỗi ngày TP phát sinh hơn 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, mỗi năm TP phải chi ngân sách trên 2.000 tỉ đồng để thu gom, vận chuyển và xử lý. Với mức giá 15.000 đến 25.000 đồng/hộ đang chi trả hiện nay thì người dân mới chỉ trả cho khâu thu gom, còn lại ngân sách Nhà nước chi trả cho khâu vận chuyển và xử lý (theo QĐ 88/2008/QĐ- UBND).

Nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách và thực hiện chủ trương người gây ô nhiễm phải trả tiền, UBND TP đã ban hành QĐ 38/2018. Theo quy định mới này, giá tối đa đối với dịch vụ thu gom rác bằng phương pháp thủ công là 364 đồng/kg, nếu thu gom bằng phương tiện cơ giới thì giá tối đa là 166 đồng/kg. Đối với dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, năm 2019 là 40 đồng/kg, năm 2020 là 133,5 đồng/kg, năm 2021 là 227 đồng/kg, từ năm 2022 trở đi là 247 đồng/kg. Còn giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước tối đa là 475 đồng/kg.

Nếu tính đúng, tính đủ các chi phí từ thu gom, vận chuyển đến xử lý thì mỗi hộ dân phải chi trả từ 110.000 đến 150.000 đồng/hộ/tháng nhưng theo Sở TN-MT, nhằm tránh giá thu gom tăng đột ngột cũng như chờ thời gian sắp xếp lại phương tiện, hoạt động thu gom, TP đã giãn tiến độ áp dụng mức phí này đến năm 2022. Trước mắt, giai đoạn 2019 đến 2022, ngoài chi trả phí thu gom, người dân sẽ chịu một phần phí vận chuyển, còn lại do ngân sách nhà nước chi bù.

Theo tính toán của nhiều địa phương, với một hộ gia đình khoảng 4 người, mỗi ngày thải ra khoảng 4 kg rác thì năm 2020 phải trả khoảng 59.000 đồng/hộ/tháng, từ năm 2022 trở đi là 130.000 đồng/hộ/tháng.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, nhằm tránh việc tăng cao nhiều lần so với mức cũ một cách đột ngột; đồng thời để có thời gian hoàn thiện việc sắp xếp lại lực lượng thu gom rác dân lập, TP.HCM sẽ giãn tiến độ áp dụng mức phí này đến năm 2022. Trước mắt, từ năm 2020 sẽ áp dụng mức phí khoảng 50.000 đồng/hộ.

Là một thành phố lớn, mỗi ngày TP. HCM phát sinh hơn 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt.  TP. HCM cũng là địa phương đi đầu trong việc phân loại rác tại nguồn.

Theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND TP. HCM ngày 14-11-2018 về việc Ban hành Quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã có hiệu lực được chín tháng.

Quy định nêu rõ, rác thải tại các hộ gia đình phải được chủ hộ phân làm ba loại: rác hữu cơ (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); rác tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao-su, ni-lông, thủy tinh) và rác thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại). Các loại rác có thể lưu chứa trong các bao bì, thiết bị phù hợp nhưng được khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng túi có mầu trắng, mầu xanh để chứa chất thải hữu cơ; sử dụng các loại túi có mầu sắc khác (trừ mầu trắng, mầu xanh) để chứa chất thải còn lại. Việc tổ chức thu gom rác phân loại được thực hiện khác ngày (mỗi ngày thu gom các loại rác khác nhau) và phương tiện chuyên chở phải ghi rõ thu gom chất thải hữu cơ hoặc thu gom chất thải khác.

Mục đích phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là quản lý rác thải chặt chẽ ngay tại nguồn nhằm ngăn ngừa, giảm những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, hơn chín tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực, nhìn chung, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vẫn chưa có tiến triển tích cực, nếu không muốn nói là “dậm chân tại chỗ”. Dư luận quan tâm đến tính khả thi của chương trình này, khi trước đó thành phố cũng tiên phong phân loại rác tại các hộ gia đình (từ năm 1999 đến 2012) nhưng kết quả mang lại không như ý muốn và dường như bị “vỡ trận” mặc dù kinh phí bỏ ra là không nhỏ.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM sẽ tăng giá thu gom rác kể từ năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.