Thứ sáu, 19/04/2024 21:28 (GMT+7)

TP.HCM cam kết hỗ trợ nhà đầu tư xử lý rác

MTĐT -  Chủ nhật, 26/11/2017 16:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lãnh đạo TP.HCM cam kết hỗ trợ giá thuê đất, các loại thuế xuất nhập khẩu... cho những nhà đầu tư vào nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt - phát điện.

Sáng 26/11, TP.HCM tổ chức hội nghị kêu gọi xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt - phát điện. Đây là lần đầu tiên thành phố có hội nghị kêu gọi đầu tư vào xử lý rác trong bối cảnh số lượng rác đã đạt đến ngưỡng hơn 8.000 tấn/ngày.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng nhận định TP.HCM đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, đặc biệt là việc xử lý rác thải đô thị với khối lượng lớn. Không chỉ rác thải sinh hoạt, các chất thải khác như chất thải rắn công nghiệp, nguy hại, chất thải y tế cũng tăng.

Chôn lấp vẫn là phương pháp xử lý rác phổ biến tại TP.HCM. Ảnh: Tiến Tuấn.

Tuy nhiên, công nghệ xử lý chất thải của TP.HCM hiện chủ yếu dừng lại ở chôn lấp. Phương pháp này gây ảnh hưởng đến nước ngầm, đất, không khí cũng như lãng phí tài nguyên.

Theo số liệu của Sở TN&MT, khối lượng chất thải sinh hoạt mỗi ngày của TP lên tới 8.700 tấn trong bối cảnh khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước là bãi chôn lấp rác duy nhất của thành phố. Hai công ty xử lý và tái chế rác là Việt Star và Tâm Sinh Nghĩa chỉ xử lý được một lượng khiêm tốn.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến nhìn nhận TP phải xây dựng được những nhà máy xử lý rác thải thông minh để giải quyết khối lượng rác ngày càng tăng.

“Thành phố sẽ tổ chức đấu thầu công khai nhằm lựa chọn các dự án xử lý chất thải phù hợp”, ông Tuyến nói.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng cam kết sẽ có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này như về đất, hỗ trợ giá mua, bán điện, hỗ trợ lãi vay cho nhà đầu tư, hỗ trợ chính sách thuê nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bãi chôn lấp rác của TP.HCM. Ảnh: Google Maps.

Theo dự báo đến năm 2020, TP.HCM sẽ thải ra hơn 10.000 tấn rác/ngày, chất thải nguy hại là 549 tấn/ngày, chất thải y tế đạt 30 tấn/ngày. Đến năm 2025, con số tăng lên gần 13.000 tấn/ngày, chất thải nguy hại và chất thải y tế cũng tăng mạnh.

Trong khi đó, sau khi đóng cửa bãi rác Phước Hiệp (Củ Chi) năm 2015, TP.HCM chỉ còn duy nhất bãi rác Đa Phước (Bình Chánh). Theo ước tính, bãi rác này hiện xử lý hơn 5.400 tấn rác/ngày.

Theo Zing News

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM cam kết hỗ trợ nhà đầu tư xử lý rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...