Thứ năm, 28/03/2024 20:03 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 25/9/2018

MTĐT -  Thứ ba, 25/09/2018 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 25/9. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 25/9.

Khó kiểm soát hoạt động khai thác vàng ở Quảng Nam

Theo VTV, bãi vàng tại xã Phước Thành, huyện Phước Sơn được tỉnh Quảng Nam cấp phép khai thác. Doanh nghiệp khai thác vàng phải tuân thủ quy định khắt khe về xử lý chất thải nguy hại và đảm bảo an toàn cho người lao động. Tuy nhiên, nhìn những phụ nữ làm vàng không có dụng cụ bảo hộ lao động tối thiểu trong môi trường nồng nặc mùi hóa chất thủy ngân và xyanua khiến nhiều người giật mình.

Trong một cuộc họp mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn - thừa nhận khó kiểm soát được số lao động đang làm việc tại các hầm vàng trên địa bàn huyện.

Do không quản lý được số người làm vàng thuê, các bãi vàng là nơi trú ẩn của các đối tượng phạm pháp. Mặc khác, nạn cưỡng bức lao động tại các bãi khá phổ biến nên đã có nhiều người làm vàng thuê bỏ trốn ra khỏi các địa ngục vàng. Không những thế, hầu hết các mỏ vàng tại huyện Phước Sơn đều xả thẳng chất thải ra suối gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Tình hình khai thác vàng ở Quảng Nam diễn biến phức tạp. Ảnh: Internet. 

Mới đây, đoàn công tác của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đi kiểm tra thực tế tại một số bãi vàng ở huyện Phước Sơn và chỉ ra nhiều sai phạm.

Trên địa bàn huyện Phước Sơn hiện có hàng chục điểm khai thác vàng quy mô lớn nhưng chỉ có 5 điểm có giấy phép khai thác. Dù đã hết giấy phép nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn tổ chức khai thác rầm rộ.

Lũ đầu nguồn ĐBSCL bất thường hơn mọi năm

Theo báo Pháp luật TP. HCM, này 23/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình lũ tại khu vực gần biên giới Campuchia; thăm mô hình chốt cứu hộ cứu nạn tại cầu Cả Chanh, xã Tân Hội. Đồng thời, thăm và tặng quà nhân dịp Trung thu tại điểm giữ trẻ tập trung trường mẫu giáo và một số hộ dân tại cụm dân cư vượt lũ Cần Sen 2; kiểm tra điểm sạt lở tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo UBND các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Long An về công tác dự báo, phòng chống lũ trên địa bàn.

Theo đánh giá của các địa phương, tình hình dự báo lũ đã có chuyển biến, giúp công tác phòng chống lũ được chủ động, thông tin được kịp thời phổ biến đến người dân. Đại diện Tổng cục khí tượng Thuỷ văn cho hay, hiện Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ và các đài thuộc các tỉnh Tây Nam Bộ đã thực hiện dự báo tại 64 vị trí ở ĐBSCL, với tần suất 1 bản tin/ngày. Đặc biệt đã nhận định phát tin sớm, cảnh báo chính xác lũ đầu mùa năm nay.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình lũ tại khu vực gần biên giới Campuchia. Ảnh: PLO. 

Đối với lũ chính vụ, từ đầu tháng 8 đến nay, các đài liên tục phát tin lũ trên sông Cửu Long với tần suất một bản tin/ 1 ngày. Thông tin dự báo tương đối với diễn biến lũ trên thực tế.

Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng cho rằng, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long năm nay đến sớm, nhanh, kéo dài và có diễn biến bất thường so với mọi năm. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của các địa phương nên thiệt hại về người và cơ sở vật chất cũng như mùa màng được giảm đến mức tối đa. Sau nhiều năm vắng lũ, lũ thấp, mùa lũ năm nay khá lớn là một tín hiệu về nguồn lợi thủy sản tự nhiên, cải tạo đất đai từ lượng phù sa màu mỡ... Mặt khác, lũ lớn cũng đặt ra những thách thức lớn cho các tỉnh trong việc ứng phó với lũ.

Hà Nội: Chỉ số AQI khu vực giao thông tiếp tục tăng, các điểm dân cư được cải thiện

Chiều 24/9, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) công bố chỉ số AQI trong ngày trên địa bàn Thủ đô, có 2 khu vực chất lượng không khí ở mức kém, 1 khu vực đạt mức tốt.

Chỉ số chất lượng không khí ngày (24 giờ gần nhất) tại 10 trạm quan trắc tại Hà Nội (số liệu được cập nhật vào lúc 14h ngày 24/09/2018): Trung Yên 3: 63 (Trung bình); Minh Khai - Bắc Từ Liêm: 137 (Kém); Hoàn Kiếm: 66 (Trung bình); Hàng Đậu: 80 (Trung bình); Kim Liên: 54 (Trung bình); Thành Công: 60 (Trung bình); Tân Mai: 56 (Trung bình); Mỹ Đình: 50 (Tốt); Phạm Văn Đồng: 105 (Kém); Tây Mỗ: 67 (Trung bình).

Nhìn chung, chất lượng không khí trong ngày tại các điểm quan trắc tại Hà Nội ở mức trung bình, một số trạm quan trắc giao thông ở mức kém.

So với hôm 23/9, chất lượng không khí tại các điểm giao thông vẫn chưa được cải thiện. Trạm quan trắc giao thông hướng ra ngoại thành Minh Khai tăng từ 133 lên 137; trạm Phạm Văn Đồng tăng từ 99 lên 105. Đây là 2 khu vực có chất lượng không khí ở mức kém trong ngày.

Trong khi đó, chỉ số đo tại các trạm quan trắc nền đô thị có chiều hướng giảm, dao động 50 - 67. Mỹ Đình là khu vực có chất lượng không khí tốt.

Nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ TN&MT tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn năm 2018 với chủ đề “Giữ cho hành tinh luôn mát lành, nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu của chúng ta”.

Phát biểu khai mạc buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, trong 24 năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia thực hiện Nghị định thư Montreal, bảo vệ tầng ô-dôn và đạt được nhiều kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Thực hiện đúng lộ trình của Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010; loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp từ ngày 1/1/2015, qua đó đáp ứng nghĩa vụ loại trừ 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở. Riêng chất Methyl Bromide đã được cấm sử dụng cho các ứng dụng ngoài mục đích kiểm dịch hàng xuất khẩu ở Việt Nam kể từ ngày 1/1/2015.

 Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Nhân dịp Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2018, Thứ trưởng đề nghị các tổ chức, cá nhân tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tham gia các hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ tầng ô-dôn, ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng các mục tiêu thực hiện Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal ở Việt Nam.

Thứ trưởng Lê Công Thành cũng cho biết, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam nhằm thực hiện Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu đã xác định, bằng nguồn lực trong nước sẽ cắt giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển như thông thường và mức đóng góp có thể được tăng lên tới 25% khi nhận được hỗ trợ của quốc tế.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 25/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.