Thứ năm, 25/04/2024 17:49 (GMT+7)

Tin tức môi trường mới nhất hôm nay ngày 30/7

MTĐT -  Thứ hai, 30/07/2018 10:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

600 người thiệt mạng vì mưa lũ ở Ấn Độ; Đông Hưng, Thanh Hóa: Làng nghề đá gây ô nhiễm… là một số tin tức môi trường mới nhất hôm nay ngày 30/7.

Hàng chục người bị thương do bão Jongdari đổ bộ vào Nhật Bản

Theo TTXVN, tại Nhật Bản, ít nhất 24 người đã bị thương khi bão Jongdari đang suy yếu đi qua khu vực đảo chính Kyushu, cực Nam nước này.

Cơn bão Jongdari đã đổ bộ vào tỉnh Mie vào rạng sáng 29/7, mang theo các trận mưa dữ dội tại nhiều khu vực rộng lớn, dẫn đến hiện tượng nhiệt độ tăng cao lên 40 độ C tại Hokuriku.

Hiện tượng này xảy ra lúc không khí ẩm trở nên khô và nóng sau khi đi qua dãy núi cao.

Các nạn nhân bị thương chủ yếu là do các tai nạn liên quan đến sóng to và gió mạnh.

Do cơn bão đột ngột chuyển sang hướng Tây, các khu vực có nguy cơ xảy ra thảm họa vẫn đặt trong tình trạng báo động cao khi cơ quan thời tiết cảnh báo nguy cơ lũ lụt và lở đất, bão và sóng lớn. Một số khu vực còn nhận được khuyến cáo sơ tán.

Đến 20 giờ giờ địa phương, bão Jongdari đã di chuyển về phía Bắc đảo Kyushu với tốc độ 25 km/h và sức gió 90km/h.

Giao thông cũng bị ảnh hưởng khi một số chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines và All Nippon Airways từ Tokyo đến miền Tây Nhật Bản phải hủy.

Một số dịch vụ đường sắt tại miền Tây và những khu vực khác bị hoãn hoặc tạm ngừng hoạt động.

Hà Nội: Chất lượng không khí có sự chênh lệch đáng kể giữa khu dân cư và điểm giao thông

Theo số liệu đo chỉ số chất lượng không khí ghi nhận từ 15h ngày 28/7 đến 14h ngày 29/7 tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn TP Hà Nội, nhìn chung chất lượng không khí trong ngày ở mức trung bình, một số điểm quan trắc trong khu vực dân cư ở mức tốt.

Cụ thể các trạm: Trung Yên 3: 47 (Tốt); Minh Khai - Bắc Từ Liêm: 72 (Trung bình); Hoàn Kiếm: 48 (Tốt); Hàng Đậu: 75 (Trung bình); Kim Liên: 46 (Tốt); Thành Công: 52 (Trung bình); Tân Mai: 58 (Trung bình); Mỹ Đình: 54 (Trung bình); Phạm Văn Đồng: 80 (Trung bình); Tây Mỗ: 51 (Trung bình).

Do hình thái thời tiết hôm nay tại Hà Nội cơ bản giống hôm qua, trời nhiều mây, ít nắng, gió nhẹ nên các chỉ số AQI đo được biến động không đáng kể. Mức cao nhất vẫn thuộc về các điểm quan trắc giao thông, Phạm Văn Đồng (80); Hàng Đậu (75); Minh Khai (72). 3 khu vực có chất lượng không khí tốt trong ngày là Hoàn kiếm (48); Trung Yên (47); Kim Liên (46). Đây đều là những điểm quan trắc nền đô thị trong khu dân cư.

Trong khi đó trạm Tây Mỗ sau chuỗi ngày có chất lượng không khí tốt, vào ngày hôm nay chỉ số đo đã tăng lên 51, ở mức trung bình. Các khu vực khác chỉ số AQI dao động trong khoảng 52 - 58.

600 người thiệt mạng vì mưa lũ ở Ấn Độ

Theo hãng tin PTI, đợt mưa lũ kéo dài trong tháng 7 ở Ấn Độ đã làm 600 người thiệt mạng, hơn 63.000 ngôi nhà bị hư hỏng, hàng triệu người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất tại 6 bang của Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ đã triển khai 43 đội thuộc Lực lượng ứng cứu khẩn cấp quốc gia (NDRF) đến 6 bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất nói trên. Trong khi đó, nước sông Yamuna chảy qua nhiều khu vực của New Delhi đã dâng cao trên mức báo động nguy hiểm. Tất cả các bộ ngành liên quan tại thủ đô được đặt trong tình trạng báo động cao nhằm ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra nếu mực nước sông tiếp tục dâng cao gây thiệt hại ở các khu vực dân cư.

Đông Hưng, Thanh Hóa: Làng nghề đá gây ô nhiễm

Theo báo Đại đoàn kết, có mặt tại xã Đông Hưng, TP. Thanh Hóa những ngày gần đây, dọc Quốc lộ 47 (trước là QL 45) bụi bay mù mịt khi mỗi chiếc xe tải trọng lớn chở đá tảng  phóng qua.

Bà Lê Thị Thương, 53 tuổi ở thôn Trầng (làng Vức) cho biết: “Bụi bặm lắm! Cảnh bụi này chúng tôi phải gánh chịu hàng chục năm nay rồi. Nhà tôi bơm nước xịt ra mặt đường thường xuyên, nhưng chỉ được thời gian ngắn, bụi lại quẩn lên, không khí ngột ngạt vô cùng…”.

Một số khu vực khác như ở thôn 7, thôn Dân, thôn Nam Hưng, thôn Quang, thôn Thắng Sơn…, nhiều hộ dân cũng chung cảnh  bụi bặm trắng vườn do bụi đá từ các nhà xưởng và do hoạt động vận chuyển đá của các phương tiện qua lại gây ra. Ngoài ra, việc xả thải nước có chứa bột đá từ quá trình cắt xẻ còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp ở các tuyến kênh.

Ảnh: Báo TN&MT.

Thực tế hiện nay, do làng nghề quy hoạch thiếu tập trung, nên vẫn còn nhiều hộ làm nghề nhỏ lẻ hoạt động đan xen trong các khu dân cư. Có mặt ở thôn 7 và thôn Trầng, xã Đông Hưng, chúng tôi chứng kiến nhiều loại đá phế phẩm được vứt bề bộn ra lề đường. Trong làng, những hộ dân làm nghề đã tận dụng khoảng sân trước nhà hoặc khoảng đất bên cạnh để làm nơi chế tác đá. Do che chắn tạm bợ, nên mỗi lần xẻ đá, mài đá đều khiến khói bụi bay mù mịt, tiếng ồn nghe rõ từ cách đó vài trăm mét.

“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương về việc di chuyển các hộ kinh doanh đá ra khỏi khu dân cư vào cụm công nghiệp, bởi người làm, người không, sản xuất lộn xộn, xen kẽ khi phát sinh ô nhiễm bụi bặm, tiếng ồn khiến rất nhiều người phải “chịu trận” oan”- ông Nguyễn Văn Tuấn, nhà ở thôn 7 bức xúc cho biết.

Do hàng ngày tiếng ồn, bụi đá bay mờ mịt, nhiều người dân nơi đây phải đối phó bằng cách đóng cửa cả ngày để tránh bụi.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường mới nhất hôm nay ngày 30/7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.