Thứ sáu, 29/03/2024 11:52 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/11/2018

MTĐT -  Thứ ba, 13/11/2018 10:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/11/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/11/2018.

Cà Mau hướng đến xóa tình trạng độc quyền về xử lý rác trên địa bàn

Tỉnh Cà Mau đang kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác ở khu công nghiệp Khánh An nhằm xóa tình trạng độc quyền về xử lý rác trên địa bàn.

Rác thải phải phải đổ vào rừng phòng hộ khi nhà máy xử lý rác duy nhất ở tỉnh Cà Mau ngừng hoạt động 3 tháng. Đầu tháng 11/2018, Nhà máy xử lý rác thành phố Cà Mau tiếp tục xin ngừng hoạt động thêm 3 tháng. Trong khi đề nghị này không được tỉnh Cà Mau chấp thuận, mới đây Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau lại kiến nghị nâng giá xử lý rác từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng/tấn rác.

Trong 6 năm hoạt động, Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau đã lỗ 133 tỷ đồng. Theo Giám đốc Nhà máy xử lý rác thành phố Cà Mau, nguyên nhân là vì giá xử lý rác do tỉnh Cà Mau trả cho nhà máy quá thấp. Nếu không nâng mức giá từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng, nhà máy sẽ bị lỗ vốn và không thể hoạt động.

Đại diện UBND tỉnh Cà Mau cho biết, mức giá 350.000 đồng/tấn rác là giá địa phương hỗ trợ cho nhà máy theo điều kiện thực tế, không phải giá thuê để xử lý rác như phía nhà máy lầm tưởng. Tuy nhiên, địa phương đã xin ý kiến Bộ Xây dựng nâng mức hỗ trợ xử lý rác cho nhà máy này.

Theo đại diện UBND tỉnh Cà Mau, ngoài xử lý rác, nhà máy còn có nguồn thu từ sản xuất phân compost. Sau khi tổng hợp 2 nguồn thu này, không thể nói là nhà máy thua lỗ đến mức phải ngừng hoạt động.

Bị phạt gần 400 triệu đồng vì xả thải xuống cống

UBND thành phố Đà Nẵng đã xử phạt gần 400 triệu đồng đối với trường hợp đổ trộm nhớt thải xuống kênh, khu vực bãi rác Khánh Sơn.

Vụ việc bị phát hiện vào ngày 30/5. Theo đó, tài xế Quách Văn Sáng đã điều khiển xe bồn hút hầm cầu, xả trộm nhớt thải của công ty TNHH giấy Vĩnh Nghiệp xuống cống, chảy ra kênh.

Tài xế Quách Văn Sáng đã bị phạt 100 triệu đồng và phải dọn vệ sinh chất thải trong 30 ngày kể từ khi bị phạt. Công ty TNHH giấy Vĩnh Nghiệp cũng bị phạt 260 triệu đồng.

Thanh Hóa: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề chế biến thủy, hải sản

Nghề khai thác, đánh bắt và chế biến thủy sản ở Thanh Hóa đã gắn với những người dân ven biển suốt bao đời nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm từ các cơ sở chế biến thủy, hải sản, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động.

Theo phản ánh, bấy lâu nay người dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) phải sống trong tình cảnh ô nhiễm từ việc chế biến cá gây ra. Các thôn bị ảnh hưởng nặng nhất là Thượng Hải, Ngoại Hải, Quang Minh, Xuân Tiến… Ghi nhận trên sông Kênh Than, cả một đoạn sông màu vàng xám, có nơi đen sì với đủ các loại rác thải bốc lên nồng nặc.

Người dân địa phương cho biết, dòng nước màu như vậy là do chất thải từ các phân xưởng, nhà máy chế biến hấp cá, xay bột cá thải ra. Việc thải ra môi trường đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là vào vụ cá từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Một người dân thôn Thượng Hải cho biết: “Họ thải trực tiếp ra sông, trong khi chúng tôi sinh sống bên sông nên “hứng trọn”. Cứ đến vụ cá, ngoài giờ đi học là mấy đứa nhỏ phải gửi đến nhà ông bà ở xa bờ sông để… lánh nạn. Ban ngày còn tương đối dễ thở một chút chứ về đêm là mùi bốc lên rất kinh khủng, đặc biệt khi trời oi bức và đứng gió”.

Qua tìm hiểu được biết, hiện trên địa bàn xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) có 5 nhà máy chế biến bột cá, 18 phân xưởng hấp, sấy cá. Tuy nhiên, chỉ có một nhà máy xử lý nước thải tại khu vực phía Bắc cảng cá Lạch Bạng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 13/11/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới