Thứ sáu, 19/04/2024 10:12 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24 mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 29/10/2018

MTĐT -  Thứ hai, 29/10/2018 11:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 29/10/2018. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 29/10/2018.

Hà Nội: Khu vực Tân Mai có chất lượng không khí tốt nhất ngày cuối tuần

Cụ thể, chỉ số chất lượng không khí ngày (24 giờ gần nhất) tại 10 trạm quan trắc: Trung Yên 3: 58 (Trung bình); Minh Khai – Bắc Từ Liêm: 77 (Trung bình); Hoàn Kiếm: 54 (Trung bình); Hàng Đậu: 83 (Trung bình); Kim Liên: 59 (Trung bình); Thành Công: 72 (Trung bình); Tân Mai: 46 (Tốt); Mỹ Đình: 55 (Trung bình); Phạm Văn Đồng: 80 (Trung bình); Tây Mỗ: 52 (Trung bình).

Nhìn chung, chất lượng không khí trong ngày tại các điểm quan trắc tại Hà Nội ở mức trung bình, AQI dao động từ 46 – 83. Trong đó, Tân Mai là khu vực có chất lượng không khí tốt nhất ngày, các khu vực có AQI ở mức cao là trạm quan trắc giao thông Hàng Đậu (83), Phạm Văn Đồng (80)…

Triều cường gây khó khăn cho người dân tại Đồng bằng sông Cửu Long

Là khu vực đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích khoảng 4 triệu ha, Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa của cả nước. Đất đai rộng lớn, bằng phẳng với gần 18 triệu dân, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng về xuất khẩu gạo (chiếm tới 90% sản lượng) và thủy hải sản (60% sản lượng).

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và sụt lún đang là những thách thức lớn đối với cả sản xuất nông nghiệp lẫn đời sống tại khu vực này.

Theo thống kê, trong 25 năm qua, tốc độ sụt lún đất trung bình của toàn Đồng bằng sông Cửu Long là 18cm, có những điểm lên đến trên 30cm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Cả khu vực nông thôn đến khu vực thành thị đều đang là những nơi gánh chịu hậu quả của tình trạng sụt lún.

Nghệ An: Quỳnh Lưu nguy cơ “thất thủ” vì… rác

Bãi rác Ngọc Sơn được đầu tư xây dựng năm 2011, tổng mức đầu tư là 13 tỷ đồng, với thiết kế ban đầu phục vụ việc chôn lấp rác 7 xã của huyện Quỳnh Lưu. Thế nhưng, sau đó bãi rác này đã phải tiếp nhận việc xử lý rác cho 33 xã trên địa bàn huyện. Bãi rác này vì thế những năm gần đây đã bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân xung quanh, nhất là người dân Thôn 5, xã Ngọc Sơn.

Đỉnh điểm của sự việc là vào ngày 25/6/2018, tại bãi rác này đột nhiên xuất hiện đám cháy và nhanh chóng lan rộng ra cả 5ha, mặc dù chính quyền và đơn vị quản lý, vận hành bãi rác đã cố gắng nỗ lực dập tắt nhưng phải gần 1 tuần sau thì đám cháy mới được khống chế. Cũng cần phải nói thêm rằng, vụ cháy bãi rác đã khiến cho hàng chục người dân sống xung quanh bị ngộ độc khói dẫn đến nôn mửa, thậm chí ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu hồi phục tại các cơ sở y tế. Vì thế, sau sự cố nêu trên thì người dân Thôn 5, xã Ngọc Sơn đã phản đối việc tiếp tục đưa rác vào bãi rác này để xử lý. Từ đó đến nay đã gần 4 tháng trôi qua, bãi rác này rơi vào cảnh “tê liệt” hoàn toàn.

Theo Phòng TN&MT huyện Quỳnh Lưu, việc người dân không cho đưa rác vào đổ tại bãi rác Ngọc Sơn như thường lệ đã khiến cho cơ quan chức năng huyện Quỳnh Lưu rơi vào bế tắc trong việc tìm phương án xử lý. Sau đó, UBND huyện Quỳnh Lưu đã có phương án giao cho các xã tự xử lý lượng rác thải phát sinh trong khu dân cư trên toàn huyện này đã hơn 4 tháng nay. Vì thế, hầu như các xã đã tự phải “xử lý” lượng rác thải của địa phương mình theo kiểu… mạnh ai náy làm.

Thông qua kế hoạch hành động về rác thải nhựa trên biển

Ủy ban Bảo vệ môi trường biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã nhất trí thông qua kế hoạch tới năm 2025 tại phiên họp mới đây của ủy ban ở London, Anh.

IMO đang nỗ lực tăng cường các biện pháp để đối phó với rác thải nhựa từ các tàu thuyền, dù việc xả rác nhựa ra biển nhìn chung đã bị cấm theo một hiệp ước quốc tế.

Theo kế hoạch hành động này, một nghiên cứu sẽ được thực hiện về tình trạng của rác thải nhựa trên biển, kể cả nguồn gốc và khối lượng.

Kế hoạch cũng đưa ra một số các biện pháp khác để cân nhắc, như gắn thẻ vào các thiết bị câu cá có thể thành rác nhựa, và lưu trữ dữ liệu về rác thải từ các tàu thuyền.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24 mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 29/10/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?