Thứ sáu, 29/03/2024 19:56 (GMT+7)

Thế giới chạy đua làm sạch không khí

MTĐT -  Thứ ba, 09/04/2019 15:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mùa hè năm 2008, cả thế giới hướng về Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự kiện Thế vận hội mùa hè.

Đây là một kỳ thế vận hội khá đặc biệt vì trước khi diễn ra, nhiều siêu sao trong làng thể thao thế giới dọa tẩy chay. Nguyên nhân là họ không muốn tranh tài trong bầu không khí ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để bảo vệ người dân, chính quyền Trung Quốc cũng thường xuyên cập nhật thông tin và kèm theo các khuyến cáo. Về lâu dài, Trung Quốc hướng tới chính sách tăng trưởng xanh, giảm bớt các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, đặc biệt là điện than. Báo cáo của GreenPeace cho biết: Mức độ ô nhiễm trung bình tại các thành phố ở Trung Quốc đã giảm 12% từ năm 2017 đến 2018. Bắc Kinh hiện xếp hạng thứ 122 trong các thành phố ô nhiễm trên thế giới, với mức PM 2.5 giảm hơn 40% kể từ năm 2013.

Nếu nồng độ PM 2.5 của Bắc Kinh giữ nguyên ở mức năm 2013, thành phố sẽ xếp thứ 21 trong danh sách năm 2018. Như vậy, chỉ trong 5 năm, Bắc Kinh đã tăng tới 101 hạng về mức độ lành mạnh của không khí. Và sự thật là so với những năm trước đây, chúng ta ít thấy các phương tiện truyền thông đưa tin về sự ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh.

Gần VN hơn, Bangkok (Thái Lan) thời gian qua cũng phải vật lộn với tình trạng ô nhiễm không khí. Đầu năm nay, chính phủ nước này phải tính đến chuyện làm mưa nhân tạo để cải thiện chất lượng không khí. Có mặt ở Bangkok thời điểm này, chúng tôi chứng kiến hầu hết người dân đều mang khẩu trang, trong đó đa số là khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn ra đường.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội theo quý 1, 2 và 3/2018. Nguồn: GreenID.

Theo WHO, chỉ riêng ô nhiễm không khí ngoài trời đã được coi là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra những ca chết yểu trên toàn thế giới. Ước tính những thiệt hại này sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu với tổng chi phí lên tới 225 tỉ USD hằng năm.

Đó là lý do vì sao thế giới đang chạy đua làm sạch không khí. Nhật Bản dẫn đầu trong số này khi có tới 1.010 trạm quan trắc không khí được kết nối và công bố thông tin cho người dân được xếp hạng, đây là số lượng cao nhất của thế giới hiện nay. Ngay sau đó là Mỹ và Hàn Quốc.

Tại VN, ước tính của Trường đại học Fulbright, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí (2013) khoảng 5 - 7% GDP và gây chết sớm cho hàng chục ngàn người. Cuối năm 2017, WHO đã gửi thư cho nhân viên đang làm việc tại Hà Nội “báo động” về chất lượng không khí.

Cảnh báo rằng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, có khả năng kéo dài và thậm chí tăng cao. TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), thông tin thêm: Tại Hội nghị Lagos (Thụy Sĩ) năm 2016, VN đứng thứ 10 về ô nhiễm không khí.

Theo Thanh niên

Bạn đang đọc bài viết Thế giới chạy đua làm sạch không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới