Thứ bảy, 20/04/2024 06:23 (GMT+7)

Thả cá Koi xuống sông Tô Lịch, có khả thi?

MTĐT -  Thứ sáu, 13/09/2019 12:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thông tin thả cá Koi (cá chép Nhật Bản), cá chép Việt Nam xuống sông Tô Lịch và hồ Tây nhiều người lo ngại, liệu cá Koi có sống sót được trong môi trường này?

Mới đây, Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, dự kiến vào sáng 16/9 tới đây, đơn vị này sẽ cùng với nhóm công tác thuộc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội; cán bộ của Trung tâm quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường);

Các chuyên gia về ngành nước của Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiến hành lấy mẫu đánh giá quá trình xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ Nano - Bioreactor tại đoạn sông Tô Lịch, góc Hồ Tây ở TP Hà Nội.

Song song với hoạt động trên, các chuyên gia sẽ cùng thả cá Koi (cá chép Nhật Bản), cá chép Việt Nam tại 2 khu vực trên.

Trước thông tin này, nhiều người lo ngại liệu cá Koi có sống được trên dòng sông Tô Lịch vốn bị ô nhiễm từ lâu.

Xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ Nano - Bioreactor trên sông Tô Lịch.

Trao đổi với báo Đất Việt, anh Nguyễn Văn Đức (35 tuổi, ngụ Q. Hà Đông, TP. Hà Nội) cho rằng: "Đây là thông tin đáng mừng, điều đó cho thấy không chỉ nước ở khu vực đó được xử lý hết ô nhiễm.

Tôi thấy ở Hải Phòng có sông Lấp (sông Cấm chảy trong nội thành thành phố) trước kia nước cũng đen xì, mùi hôi nồng nặc. Tuy nhiên sau khi nạo vét và xử lý nhẹ thì nay nước đã trong vắt, không còn mùi hôi thậm chí còn thả nuôi 20 con thiên nga để làm cảnh và khu phố ven sông cũng trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.

Tôi nghĩ sông Tô Lịch cũng tương tự vậy thôi, dòng chảy cần lưu thông tốt thì sẽ hết mùi. Điều quan trọng là cần ngăn chặn được nguồn xả nước thải ra sông Tô Lịch.

Nếu không ngăn chặn được thì rất có thể nước ở sông Tô Lịch có bị ô nhiễm lại. Có thể trong vòng 1 - 2 tháng không sao nhưng nếu như 1 - 2 năm sau thì sẽ thế nào?".

Ngoài ra, nhiều người cũng lo ngại cho sự qan toàn của đàn cá này. "Không biết có phải cử người trông coi? Miền Bắc đang vào thời điểm có nhiều cơn mưa lớn. Nếu nước sông Tô Lịch dâng cao, tràn vào khu vực xử lý nước theo công nghệ Nhật Bản khiến khu vực xử lý nước bị xâm thực thì có bị ô nhiễm lại và đàn cá Koi có chịu được điều này không?" - anh Đức đặt ra câu hỏi.

Thực tế, việc thả cá Koi làm sạch nước không còn xa lạ ở Nhật Bản. Hình ảnh những chú cá Koi sinh trưởng, phát triển trong các rãnh nước thải trong veo khiến cả thế giới kinh ngạc về ý thức và cách người Nhật giữ vệ sinh cho môi trường sống.

Một số làng quê Nhật Bản, cá được sử dụng như “người dọn dẹp vệ sinh”. Loại cá thường được sử dụng nhất chính là cá chép - loại cá nổi tiếng trong những bức tranh dân gian của người Á đông. Tại làng Satoyama - ngôi làng nhỏ gần Kyoto, chỉ có khoảng 150 ngôi nhà với hơn 700 người sinh sống - môi trường sống ở nơi này có thể nói là hết sức tuyệt vời.

Một số làng quê Nhật Bản, cá được sử dụng như “người dọn dẹp vệ sinh”.

Trong tiếng Nhật, “sato” có nghĩa là vùng đất có thể trồng trọt, sinh sống, còn “yama” nghĩa là núi, đồi. Cũng nhờ địa hình ngay dưới chân núi, có vùng đất bằng phẳng, thích hợp trồng trọt chăn nuôi, người dân nơi đây dùng nước sạch từ đỉnh núi. Sau đó, nước thải từ mọi sinh hoạt thường ngày sẽ chảy về hồ lớn ở cuối thung lũng. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng với cỏ lau, đầm phá ngập nước theo mùa.

Tại làng Satoyama, mỗi nhà bếp đều có một bể nước thông với nguồn nước thượng nguồn và có thể chảy ra ngoài đến con kênh chính. Nước sạch từ sông, suối ở núi sẽ chảy vào bể - nơi họ nuôi rất nhiều cá. Người dân sẽ rửa rau, rửa bát đĩa tại bể nước này, và cá sẽ làm nhiệm vụ của mình, ăn hết những chất bẩn trong nước như thức ăn thừa, giữ cho nước luôn trong, sạch. Tất nhiên, họ chẳng đổ hóa chất như nước rửa bát xuống những bể nước này.Lượng nước sạch này sau đó sẽ đổ ra kênh chính. Và tất nhiên, con kênh này cũng sạch và trong vắt chẳng kém nước ở thượng nguồn, sạch đến độ những chú cá nổi tiếng “khó tính” như cá chép Koi, cũng có thể sinh trưởng ở đây.

Tuy nhiên, để làm được những điều này người Nhật có ý thức rất cao trong bảo vệ môi trường mà hiếm đất nước nào có thể làm được.     

P.V(tổng hợp)                                                                                                                                                                                                                                           

Bạn đang đọc bài viết Thả cá Koi xuống sông Tô Lịch, có khả thi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...