Thứ năm, 18/04/2024 08:44 (GMT+7)

Tách dầu mỡ khỏi nước thải để cứu sông hồ: Bài toán khó!

MTĐT -  Thứ năm, 23/05/2019 15:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc xả thẳng nước thải có chứa dầu mỡ ra hệ thống thoát chung đang là tác nhân gây tắc cống, hạn chế khả năng tiêu thoát, gây úng ngập cục bộ cho Hà Nội mỗi khi mưa lớn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tại các quận nội thành Hà Nội hiện đang có hàng vạn nha hàng, khách sạn, các tòa nhà hỗn hợp thương mại, bếp ăn của các cơ quan, trường học, cơ sở chế biến thực phẩm, lò giết mổ, trạm xăng dầu… với các quy mô khác nhau.

Hàng ngày, nguồn nước thải có chứa dầu mỡ từ các cơ sở này hầu như được xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung của thành phố cũng như ao, hồ…, từ đó đã gây nên hiện tượng tắc nghẽn các đường ống thoát nước và ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

Việc xả thẳng nước thải có chứa dầu mỡ ra hệ thống thoát chung đang là tác nhân gây tắc cống, hạn chế khả năng tiêu thoát, gây úng ngập cục bộ cho Hà Nội mỗi khi mưa lớn.

Qua khảo sát, quan trắc, phân tích chất lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh cho thấy, mức độ ô nhiễm dầu mỡ động thực vật từ 123mg/l đến 39.168 mg/l, cao hơn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt gấp hàng chục đến hàng nghìn lần (QCVN 14: 2008/BTNMT cột B < 20mg/l).

Ảnh minh họa: Internet.

Đặc biệt, kết quả phân tích còn cho thấy, chất lượng nước trên 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và 13 hồ điều hòa của TP đều có tình trạng ô nhiễm dầu mỡ gấp 2 - 3 lần Quy chuẩn. Do vậy, việc tách dầu mỡ từ nước thải được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước; hạn chế tình trạng tắc nghẽn các đường ống thoát nước.

Theo ông Phan Hoài Minh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, do dầu mỡ có đặc tính nhẹ hơn nước, không tan trong nước và có độ kết dính cao nên khi xả ra cống thoát nước sẽ bám dính, tích tụ và đóng khối trong đường ống gây tắc nghẽn dẫn tới úng ngập. Việc vệ sinh đường ống trong các trường hợp này rất phức tạp và tốn kém.

Mặt khác, khi nước thải chứa dầu mỡ chảy ra sông, hồ sẽ kết dính tạo thành các mảng lớn làm mất mỹ quan, cản trở quá trình làm thoáng mặt nước, một phần ngấm vào đất, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất và nước ngầm.

Trước đó, tháng 3 vừa qua, Công ty thoát nước Hà Nội đã công bố thử nghiệm thành công công nghệ lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ ở các bếp ăn nhà hàng, trường học, kinh doanh dịch vụ trên địa

Theo công ty, hệ thống này được thiết kế giống như một bể chứa nước được chia làm hai ngăn, một ngăn khi qua hệ thống lọc, dầu mỡ sẽ đọng lại thành màng ở phía trên bề mặt, ngăn còn lại là nước đã qua xử lý thải ra ngoài môi trường.

Theo Vnexpress, thử nghiệm ở hơn 60 nhà hàng, bếp ăn cơ sở công lập tại một số quận như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng... cho thấy hệ thống nước chảy ra môi trường đã được tách tới trên 90% chất dầu mỡ.

Bà Đặng Anh Thư, Phó cục trưởng Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây Dựng cho rằng thiết bị tách dầu mỡ là ý tưởng hay để bảo vệ môi trường, hạn chế được tình trạng tắc các đường ống nước thải, gây ngập úng cục bộ.

Tuy nhiên, bà Thư cho rằng để nhân rộng ra toàn thành phố thì Công ty thoát nước cần nghiên cứu kỹ hơn và có một bản đánh giá, báo cáo chi tiết về ưu, nhược điểm của công nghệ này; đưa ra chi phí cụ thể cho từng chủng loại thiết bị để các cơ sở có căn cứ so sánh và quyết định lắp đặt hay không.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tách dầu mỡ khỏi nước thải để cứu sông hồ: Bài toán khó!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.