Thứ bảy, 20/04/2024 10:36 (GMT+7)

Sự cố nước sông Đà ảnh hưởng sức khỏe, để lại hệ lụy lâu dài

Phương Hằng -  Thứ năm, 07/11/2019 21:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển cho rằng việc xúc rửa bể chứa và xả thải trực tiếp ra suối Đồng Bãi sẽ rất nguy hiểm, không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn để lại nhiều hệ lụy đến môi trường.

Sau sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường, vấn đề nước sạch đang đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận.

The báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường, ngày 21/9/2019 Công ty Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã xả thải khoảng 2.500-3.000m3 nước xục rửa bể chứa trung gian ra môi trường mà không qua xử lý.

Trước đó, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tại khu vực suối Đồng Bãi thuộc thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất - đầu cống xả thải của bể chứa trung gian dầu vẫn còn bám lại.

Lượng chất thải bám dày, đen đặc cả bờ đất suối.

Mặc dù đã qua hơn nửa tháng, nhưng những dấu vết của việc súc rửa vẫn còn rất rõ ràng. Ví dụ như lớp bùn cặn đen vẫn còn đóng dày 3 - 4cm ven các bờ đất và vương đầy trên cỏ, lớp cặn dầu vẫn bám lại lòng suối và còn nhiều lớp váng dầu trên mặt suối,...

Khi trao đổi với PV, người dân bày tỏ thái độ lo sợ lượng dầu độc hại sẽ ngấm vào đất và mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng đến đất canh tác và có nhiều hệ lụy đến thế hệ sau.

Việc xả thải nước xục rửa bể chứa sẽ để lại nhiều hệ lụy đến môi trường.

Để trả lời cho câu hỏi gần 3.000 m3 nước sục rửa bể của công ty Sông Đà sau sự cố tràn dầu có ảnh hưởng gì tới mạch nước ngầm, PV đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS.TS Hà Đình Đức. PGS.TS Đức cho rằng: “Việc xả thải nước xúc rửa bể chứa như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, còn ảnh hưởng như thế nào phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm. Chứ lượng dầu đấy nhất định sẽ ảnh hưởng đến cây cối, đất canh tác và nguồn nước ngầm.

Chúng ta không thể lường trước được hậu quả của sự cố tràn dầu, còn để mà nói thì các bên cần phải nghiêm túc thực hiện việc đánh giá rõ ràng chất lượng nguồn nước thì mới biết được”.

Chất thải loang rộng và khiến nước suối đổi màu.

Đồng quan điểm với PGS.TS Hà Đình Đức, PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, chuyên gia môi trường cũng cho rằng việc xúc rửa bể chứa và xả thải trực tiếp ra suối Đồng Bãi sẽ rất nguy hiểm, không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn để lại nhiều hệ lụy đến môi trường.

Công ty sông Đà cần phải xử lý triệt để lượng dầu thải ra môi trường để giảm thiểu gánh nặng cho môi trường. Theo nguyên tắc thì công ty phải chắt lọc dầu cặn và đem đến khu tập chung xử lý chất thải nguy hại mà xử lý. Chứ xả thải thẳng ra môi trường như đợt vừa rồi rất là nguy hiểm đến sức khỏe của người dân”.

Công ty Sông Đà vẫn phải có trách nhiệm sau khi bãi nhiệm Tổng giám đốc

Ngày 4/11 vừa qua, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà đã ban hành quyết định số 39/2019/QĐ-HĐQT về việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện công ty theo pháp luật đối với ông Nguyễn Văn Tốn.

Sau khi ban hành quyết định, có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng liệu việc bãi nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của ông Tốn có phải là Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà đã hết nhiệm vụ với người dân?

Lớp cặn dầu thải vẫn còn bám lại ven các bờ đất và vương đầy trên cỏ sau lần sục rử bế chứa trung gian của Viwasupco.

Trao đổi thêm với PV, PGS.TS Hà Đình Đức cũng cho rằng: “Không thể quy hết trách nhiệm cho mỗi mình ông Nguyễn Văn Tốn được, sau khi bãi nhiệm ông Tốn thì công ty cũng phải có trách nhiệm với người dân.

Biết là người chịu trách nhiệm chính vẫn là ông Tốn nhưng chưa đủ, phải là cả các nhà khoa học của công ty sông Đà nữa, vì đây là bộ phận khoa học có chuyên môn đầy đủ và chịu trách nhiệm phân tích chất lượng nước, đồng thời các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi việc vận hành của công ty cũng phải chịu trách nhiệm”, PGS.TS Đức chia sẻ thêm.

Bạn đang đọc bài viết Sự cố nước sông Đà ảnh hưởng sức khỏe, để lại hệ lụy lâu dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ