Thứ sáu, 19/04/2024 21:05 (GMT+7)

Sau 4 ngày dùng công nghệ Nhật Bản, nước sông Tô Lịch có bớt mùi?

MTĐT -  Thứ hai, 20/05/2019 15:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau 4 ngày thử nghiệm công nghệ Nano – Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch, các chỉ số, tình trạng ô nhiễm đã có chuyển biến tích cực.

Theo VietnamNet, sáng nay (20/5), Viện Công nghệ môi trường (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch, hồ Tây sau 3 ngày lắp đặt công nghệ Nano - Bioreactor.

Việc lấy mẫu nước được chia thành 2 đợt, đợt thứ nhất từ 7-8h (giờ cao điểm nước chảy), đợt 2 từ 14-15h (giờ thấp điểm nước chảy).

Các cán bộ của Viện Công nghệ môi trường lấy mẫu nước ở 3 điểm tại khu vực lắp đặt thí điểm để kiểm tra khả năng xử lý, đồng thời tiến hành test nhanh chỉ số PH và TU.

Sáng nay (20/5), Viện Công nghệ môi trường đã lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch. Ảnh: VietnamNet.

Anh Lê Minh Đức (cán bộ Viện Công nghệ môi trường) cho biết: “Chúng tôi lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch, hồ Tây để đối chiếu với mẫu nước trước khi lắp đặt công nghệ Nano - Bioreactor. Qua thực tế và kết quả test nhanh các chỉ số, tình trạng ô nhiễm đã có chuyển biến tích cực”.

Các kết quả xét nghiệm chuyên sâu được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm và sẽ có kết quả trong 1 tuần. Kết quả test nhanh cho thấy chỉ số kiềm và oxy hòa tan ở khu vực thử nghiệm có chuyển biến tích cực, theo cảm quan nước sông đã bớt mùi.

“Mùi hôi thối đã đỡ hẳn, bình thường thời tiết thế này, không thể đứng đây mà không có khẩu trang, nhất là đoạn vòng xuyến đường Bưởi – Hoàng Quốc Việt bởi ở đây gió thổi ngược chiều, mùi rất nồng nặc. Đặc biệt, nước sông không còn nổi váng như trước đây. Quả thật đây là kết quả bất ngờ với tôi”, chia sẻ với ANTĐ, ông Nguyễn Đức Minh, một người dân thường đi bộ ngang qua khu vực này đánh giá.

Bước đầu, công nghệ Nano - Bioreactor đã mang lại hiệu quả tích cực. 

Chia sẻ với Giadinhnet, ông Trần Văn Tạo (65 tuổi, tại phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy) cho biết: "Vào buổi chiều, nhìn từ đoạn cầu chui đầu đường Hoàng Quốc Việt hướng theo dòng sông Tô Lịch sẽ thấy, khoảng nước có chiều dài 300m được xử lý này sạch hơn thời điểm trước rất nhiều, nước chuyển màu và trong hơn, đặc biệt, quan sát quá trình thu nước xử lý và đào thải nước lọc ra từ máy, nguồn nước không còn đục và sánh như trước đó. Tôi cho rằng đây là những dấu hiệu tích cực, rất cần để tạo không gian thoáng dãng cho một Thủ đô đông đúc, chật hẹp như hiện nay".

Trước đó, ngày 16/5, các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành lắp đặt thí điểm công nghệ Nano - Bioreactor trên sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Việc lắp đặt thí điểm công nghệ này là đề xuất của Tiến sĩ Tadashi Yamamura với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhằm làm sạch một phần sông Tô Lịch và một góc hồ Tây.

Theo Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia môi trường Liên hợp quốc, công nghệ Nano - Bioreactor có thể xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch mà không cần nạo vét. Chỉ sau 3 ngày, mùi hôi, thối sẽ giảm đáng kể. Và sau 2 tháng, các chất thải dưới lòng sông sẽ bị phân hủy.

Với những tín hiệu tích cực ban đầu, giới chuyên gia và người dân Hà Nội tin rằng, công nghệ Nano – Bioreactor sẽ thành công trong việc làm sạch sông Tô Lịch.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Sau 4 ngày dùng công nghệ Nhật Bản, nước sông Tô Lịch có bớt mùi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...