Thứ năm, 18/04/2024 09:42 (GMT+7)

Rác - tài nguyên tái chế

MTĐT -  Thứ năm, 21/03/2019 14:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải tại nhiều quốc gia. Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Bởi vậy, quản lý tốt nguồn chất thải, tái sử dụng hiệu quả chúng đang là hướng đi thích hợp.

Ở Việt Nam, mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là gần 16 triệu tấn. Tỷ lệ CTRSH được thu gom tại các đô thị đạt 85,5%, khu vực nông thôn khoảng 40 - 50%. Trong đó, 28,9% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, 71,1% chôn lấp trực tiếp, còn 6% chôn sau khi đốt, tổng lượng chôn lấp 77,5%.    

Trong tổng số 660 bãi chôn lấp có quy mô lớn hơn 1 ha mới có 120 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Những bãi chôn rác tại các thành phố thường trực nguy có gây ô nhiễm nước và không khí. Trong khi đó, năng lực quản lý, kỹ thuật, công nghệ cũng như nguồn lực tài chính cho CTR còn hạn chế.

Với tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị lớn, khoảng 0,7 - 1kg/đầu người/năm; tỷ lệ gia tăng rác thải sinh hoạt tại các thành phố lớn từ 6,7 - 8,5%/năm và phương pháp chôn lấp rác là chủ yếu đang tạo áp lực rất lớn cho chính các bãi rác cả về phương diện công suất lẫn chi phí xử lý nước rỉ rác. Đặc biệt, từ các bãi rác này, một lượng khí phát thải sẽ gây ô nhiễm môi trường, là một trong những tác nhân góp phần gây ra sự biến đổi khí hậu (BĐKH).

Ảnh hưởng của việc phát thải khí gas tại các bãi chôn lấp rác thải dẫn đến phát sinh khí nhà kính là rất lớn và đứng thứ hai sau ngành năng lượng ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, nếu các bãi chôn lấp trong toàn quốc có lắp đặt hệ thống thu khí gas bãi chôn lấp và đốt khí mê tan cũng sẽ góp phần giảm phát thải (0,25t CO2/tấn rác) hay đến 7,8 triệu tấn CO2/năm. Đặc biệt, nếu tái sử dụng thành nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch, con số này sẽ là một đóng góp đáng kể trong ứng phó với BĐKH.

Thực tế, trên thế giới mô hình này đã được áp dụng. Như tại Hàn Quốc, bãi chôn lấp rác thu hồi và sử dụng khí gas Sudokwon - Seoul với 3.500 tấn rác sinh hoạt/ngày, đã thu hồi khí gas cho trạm phát điện 50MW, chuyển nhượng giá trị giảm phát thải khí nhà kính 115 triệu đô la trong 10 năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu áp dụng tốt các công nghệ tái chế, các mô hình thu hồi sinh khí và tăng cường sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ góp phần giảm khí nhà kính với lượng giảm tải có thể lên tới khoảng 0,68t CO2/tấn rác.

Hiện nay, tại Việt Nam mới có 15% lượng rác sinh hoạt trong tổng lượng chất thải phát sinh được sản xuất thành phân bón. Tuy vậy, theo khảo sát thực tế, việc tiêu thụ loại phân hữu cơ này cũng không tốt như mong đợi bởi nhiều yếu tố, cả về chất lượng, giá cả lẫn vận chuyển. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó là chi phí xử lý rác lớn, không bù đắp nổi chi phí sản xuất. Lượng rác thải lớn, song nhiều nhà máy luôn hoạt động dưới công suất, chất lượng sản phẩm không cao do việc thực hiện phân loại rác tại nguồn chưa thực hiện tốt.

Rác thải là nguồn tài nguyên tái chế đang để hoang phí. Vì thế, theo các chuyên gia của Hiệp Hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, việc áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh và các bon thấp, giảm phát chất thải theo đầu người, tăng tái chế… sẽ góp phần không nhỏ vào việc chống BĐKH. Với Việt Nam, cần nhanh chóng thiết lập các cơ chế chính sách đầu tư công nghệ quản lý, xử lý chất thải rắn và các chuyển giao công nghệ…

Trên cơ sở đó, sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thiết lập các thành phố sinh thái với quan điểm tuần hoàn vật chất, tổng lượng sinh khối và chất thải hữu cơ được trao đổi và chuyển thành các dạng năng lượng khác nhau như điện/nhiệt, ethanol, nhiên liệu diesel sinh học. Ngoài ra, phân bón/thức ăn sản xuất, plastic hoặc vật liệu khác cũng cần có các mô hình tái chế hiệu quả, các chủ nguồn thải được tham gia vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lợi từ rác và nguồn tài nguyên sinh khối chất thải. Để thực hiện được điều đó, cần tận dụng và tiếp nhận các công nghệ khí hóa, nhiệt hóa chảy và đốt cháy hoàn toàn hiệu quả, an toàn. Thêm nữa, sự tham gia của người dân sẽ đóng một vai trò tiên quyết trong việc thực hiện hiệu quả các chính sách. Vì vậy, cần thúc đẩy người dân, người phát thải, tham gia phân loại rác và thể hiện trách nhiệm của mình khi phát thải ra môi trường, cùng hành động vì một môi trường sống xanh chung.

Kiểm soát ô nhiễm ngay từ đầu trong công tác quản lý chất thải là một công việc đòi hỏi phải có sự đồng thuận từ nhiều cấp có liên quan; đồng thời, cần tập trung một nguồn lực thích đáng (cả nguồn vốn trong nước và quốc tế) cho vấn đề này.

Mong muốn là vậy, nhưng để đưa được những tâm huyết từ phòng họp ra thực tiễn lại là một quá trình dài lâu. Và, để rác thực sự trở thành tài nguyên sẽ cần nhiều thời gian hơn thế.                                            

Theo TN-MT  

Bạn đang đọc bài viết Rác - tài nguyên tái chế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.