Thứ sáu, 29/03/2024 04:02 (GMT+7)

Quảng Nam: Danh thắng Ba Làng An bị 'xẻo thịt' nghiêm trọng

MTĐT -  Thứ ba, 14/07/2020 16:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ tháng 6/2019, hộ dân Nguyễn Hữu Phúc (trú thôn Phú Quý, xã Bình Châu) tự ý đào bới, xây dựng trong khu vực rừng phòng hộ ven biển và di tích thắng cảnh Ba Làng An.

Ngày 13/7, trao đổi với báo Lao động, ông Lý Thọ - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, UBND huyện Bình Sơn vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về tình hình, kết quả xử lý xâm hại di tích thắng cảnh Ba Làng An (xã Bình Châu).

Theo nội dung báo cáo, từ tháng 6/2019, hộ dân Nguyễn Hữu Phúc (trú thôn Phú Quý, xã Bình Châu) tự ý đào bới, xây dựng trong khu vực rừng phòng hộ ven biển và di tích thắng cảnh Ba Làng An.

Cụ thể, ông Nguyễn Hữu Phúc (trú thôn Phú Quý, xã Bình Châu) đào bới, san ủi đất rừng phòng hộ ven biển với tổng diện tích 1.566m2 và xây dựng công trình bờ kè bê tông, cốt thép (dài 52m, cao 2m và quy mô xây dựng gồm 6 trụ bê tông cao 4m, mái lợp lá dừa, nền lát gạch men, diện tích xây dựng 24m).

Sau khi phát hiện, UBND huyện Bình Sơn chỉ đạo các cơ quan chức năng huyện phối hợp với UBND xã Bình Châu kiểm tra, xử lý.

Đặc biệt, dù không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, ông Phúc vẫn tự ý chuyển đổi mục đích đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp.

Ngày 2/8/2019, UBND huyện quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với hộ ông Phúc và buộc khôi phục, hoàn trả lại hiện trạng ban đầu nhưng đến nay ông này vẫn chưa tháo dỡ công trình.

Di tích thắng cảnh Ba Làng An bị xâm hại nghiêm trọng. Ảnh: Zing.

Đầu năm 2020, UBND xã Bình Châu tiếp tục phát hiện 3 ông: Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn Dưỡng tự ý đào bới, xây dựng trong khu vực đất rừng phòng hộ ven biển và danh thắng Ba Làng An.

Trao đổi với báo SGGP, ông Lê Văn Nguyên, Chủ tịch HĐND xã Bình Châu cho biết: “Phía dưới chân núi của Ba Làng An có 3 công trình của 3 hộ xây dựng trái phép là ông Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Văn Thi và Nguyễn Văn Dưỡng”.

Theo ông Lê Văn Nguyên, nguồn gốc việc xây dựng trái phép của ông Thi là ông đã có công trình nhỏ được xây dựng cách đây 20 năm trước, đến nay ông mở rộng ra. Ông Thi đã lợi dụng khi các cán bộ đang chống dịch Covid-19 và các ngày thứ 7, chủ nhật để xây dựng mở rộng.

Về phần ông Phúc thì công trình nằm phía dưới chân trạm đèn biển Ba Làng An. “Ông Phúc đã từng bị UBND huyện Bình Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15 triệu đồng vào năm 2019 và buộc ông phải tháo dỡ công trình vi phạm nhưng đến nay không Phúc vẫn không tháo dỡ công trình và vẫn tiếp tục buôn bán, xây dựng”, Chủ tịch HĐND xã Bình Châu cho biết.

Còn về phần ông Dưỡng, ông này xây dựng công trình phía tây thuộc khu vực Gành đá đỏ, ông Dưỡng lợi dụng tết, thứ 7, chủ nhật để xây dựng công trình. UBND xã đã lập biên bản đề nghị ông Dưỡng dừng thi công và tháo dỡ nhưng ông không thực hiện.

Theo người dân quá trình bạt đồi, san ủi rừng phòng hộ, xây nhà hàng trái phép ở danh thắng Ba Làng An diễn ra nhiều tháng qua nhưng không thấy cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý.

Nhiều năm qua, danh thắng Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành điểm thu hút đông đảo khách du lịch tìm tới tham quan. Địa danh sở hữu ngọn hải đăng Ba Làng An lâu đời được ví von "Lý Sơn trong đất liền” này mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc với những bãi đá tuyệt đẹp.

Thế nhưng thời gian gần đây, nhiều du khách khi dạo bước trên các rạn đá chạy dọc bãi biển đã tỏ ra bức xúc, "chướng tai gai mắt" trước thực trạng danh thắng Ba Làng An bị "xẻo thịt".

Công trình trái phép dưới chân núi. Ảnh: SGGP.

Quảng Ngãi đang trình hồ sơ kiến nghị UNESSCO công nhận công viên địa chất Lý Sơn- Sa Huỳnh là công viên địa chất toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại việc danh thắng Ba Làng An - khu vực được xem là vùng lõi công viên địa chất này bị xâm hại nghiêm trọng - sẽ làm "mất điểm" khi UNESSCO xem xét, công nhận.

Trao đổi với Zing, TS Nguyễn Hoàng, chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Nhật Bản, cho biết hoạt động núi lửa ở huyện đảo Lý Sơn và Ba Làng An xảy ra vào hai đợt chính, cách đây khoảng 10-11 triệu năm và gần nhất khoảng vài nghìn đến 1 triệu năm.

"Đây có thể xem là viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa hiếm hoi thế giới. Ba Làng An là một trong những vùng lõi đặc biệt quan trọng của công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Tuy nhiên, danh thắng này đang bị xâm hại nghiêm trọng, dễ gây bất lợi cho quá trình kiến nghị UNESSCO xem xét, công nhận công viên địa chất toàn cầu", ông Hoàng lo lắng.

Quá trình khảo sát, các chuyên gia địa chất phân tích miệng núi lửa cổ ở vùng biển Ba Làng An rộng khoảng 30 m. Ở đây, hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balad.

Ngoài ra ở khu vực này còn có những miệng núi lửa chìm dưới nước. Quá trình phong hóa của nước biển và gió biến, những viên đá núi lửa thành hòn cuội. Khắp Việt Nam, chỉ có ở Ba Làng An và một vùng biển ở tỉnh Bình Thuận có hiện tượng hòn cuội này.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam: Danh thắng Ba Làng An bị 'xẻo thịt' nghiêm trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.