Thứ năm, 28/03/2024 17:26 (GMT+7)

Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội không im lặng trước ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ ba, 17/12/2019 09:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, không phải thành phố im lặng hay không làm việc gì, mà chúng tôi đã triển khai tích cực rất nhiều giải pháp.

Những ngày qua, ô nhiễm không khí tại Hà Nội liên tục ở ngưỡng tím, thậm chí nhiều điểm đã chạm ngưỡng nâu, thậm chí nhiều chuyên gia khuyến cáo, người dân nên hạn chế ra ngoài.

Liên tiếp nhiều ngày, chỉ số chất lượng không khí liên tục duy trì ở ngưỡng tím – rất xấu (AQI >200). Có những thời điểm, theo thống kê của ứng dụng Airvisual, AQI một số khu vực tại Hà Nội vượt ngưỡng tím lên nâu – nguy hại (AQI>300).

Ứng dụng PAMair cũng đưa ra bảng đo chất lượng không khí của Hà Nội “dày đặc” màu tím với ngưỡng rất xấu.

Chất lượng không khí xấu, có xu hướng phức tạp khiến nhiều người lo ngại sức khỏe của bản thân và gia đình. Đặc biệt là nhóm người già, trẻ nhỏ và người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp mãn tính.

Điều đáng nói là các cơ quan chức năng vẫn đang “án binh bất động”. Cũng như những lần trước, không khí tại Hà Nội ô nhiễm chỉ cải thiện và chấm dứt khi xuất hiện những cơn mưa rào. Điều này cho thấy việc giảm ô nhiễm không khí vẫn trông chờ vào… tự nhiên.

Trong khi đó, những công trình xây dựng vẫn đang thải bụi, những chiếc xe vận chuyển vật liệu không được che đậy kỹ càng, những con đường đầy cát bụi… vẫn là cảnh thường thấy ở Hà Nội.

Hà Nội cần lên tiếng trấn an người dân

Chia sẻ với VTCNews, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho rằng, chỉ khi nào giảm bớt được nguồn khí thải và thời tiết chuyển biến tốt, chất lượng không khí ở Hà Nội cùng một số tỉnh miền Bắc mới được cải thiện hơn. “Còn nói bao giờ chấm dứt tình trạng trên thì rất khó”, ông Cơ nói.

Việc có thể làm ngay của Hà Nội hiện nay đó là hạn chế các nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông, hạ tầng đô thị hay các công trình xây dựng.

Ô nhiễm không khí liên tục ở ngưỡng xấu trong nhiều ngày qua. Ảnh: Internet.

Theo GS Hoàng Xuân Cơ, thời gian qua dù báo chí lên tiếng, chuyên gia lên tiếng, Bộ TNMT và Bộ Y tế lên tiếng, thậm chí bác sĩ cũng đưa ra khuyến/cảnh báo nhưng cho tới thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn chưa có phát ngôn nào giải thích cho người dân hiểu.

Thừa nhận bài toán về ô nhiễm không khí là vấn đề lớn, cần lộ trình, kế hoạch rõ ràng và mất rất nhiều thời gian, nhưng theo ông Cơ khi người dân đang hoang mang thì chính quyền nên lên tiếng, thông tin giải thích rõ cho mọi người.

“Việc ô nhiễm không phải của riêng ai. Bởi vậy, việc chính quyền lên tiếng giải thích là điều cần thiết để trấn an mọi người”, ông Cơ nhấn mạnh.

Là chuyên gia nghiên cứu về môi trường, ông Cơ cho biết, ô nhiễm không khí kéo dài kéo theo chỉ số AQI những ngày qua liên tục báo “tím” có lúc chạm ngưỡng nâu như vậy, nhưng chưa hẳn đánh giá chính xác chất lượng không khí có thực sự ô nhiễm đến vậy hay không.

Nhưng ông cũng lưu ý nguyên nhân khiến Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc bị ô nhiễm không khí chung lại vẫn là do con người, do thói quen sinh hoạt, tập tục kéo dài nhiều năm và cũng bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa gây nên.

Chủ yếu do phương tiện giao thông

Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Kính, nguyên Vụ trưởng vụ Thẩm định và đánh giá tác động Môi trường cho rằng, nguyên nhân ô nhiễm là do khí thải ra quá mức nên không khí Hà Nội không thể tự làm sạch.

"Chủ yếu là phương tiện giao thông, còn do nhà máy xả thải thì Hà Nội không có nhiều nhà máy", ông Kính nói.

Trong môi trường đã có vượt qua giới hạn tối hạn không có khả năng phục hồi thì ô nhiễm, ô nhiễm khắc phục không đơn giản, mà phải tìm ra nguyên nhân.

Hà Nội không im lặng?

Trước câu hỏi nhiều người đặt ra rằng, vì sao ô nhiễm liên tục ở ngưỡng xấu, có hại cho người dân, chính quyền Hà Nội vẫn ra khuyến cáo cho người dân, mới đây, chia sẻ với Zing, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Y tế đã có cảnh báo cho người dân trước thực trạng này. Còn về phía thành phố, không phải thành phố im lặng hay không làm việc gì, mà chúng tôi đã triển khai tích cực rất nhiều giải pháp.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Dân Trí. 

Nhiều ý kiến đặt câu hỏi: “Tại sao không cho rửa đường?”, nhưng thực ra giải pháp này cũng không thực sự hiệu quả bởi bụi ô nhiễm nằm ở lớp trên. Trước mắt, thành phố đã cho tăng lượng xe hút bụi gấp đôi thông thường, ông Chung nói.

Lãnh đạo TP. Hà Nội cho rằng, việc khẳng định Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất cũng chưa có cơ sở khoa học, bởi chỉ số bụi mịn 2,5 PM chỉ là một trong 8 chỉ số về quan trắc. Để đánh giá đúng thực trạng, cần tổng hợp tất cả các thông số để tính toán lại.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội không im lặng trước ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.