Thứ sáu, 26/04/2024 04:37 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội tiếp tục tái diễn nghiêm trọng

MTĐT -  Thứ hai, 09/12/2019 12:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ô nhiễm Hà Nội tiếp tục tái nghiêm trọng từ đêm 8/12 với chỉ số chất lượng không khí (AQI) phổ biến ở ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe tất cả mọi người), một số điểm lên ngưỡng tím (ngưỡng rất có hại).

Theo ghi nhận tại các hệ thống quan trắc không khí sáng 9/12, tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức nghiêm trọng. Tại điểm quan trắc của Tổng cục Môi trường ở 556 Nguyễn Văn Cừ, chỉ số AQI lúc 7 giờ là 186 (ngưỡng đỏ). Hai điểm quan trắc của Đại sứ quán Mỹ ghi nhận ngưỡng tím với chỉ số AQI giờ tại Phú Thượng và Láng Hạ đều trên 200. Hệ thống quan trắc PAMAir ghi nhận hơn 60 điểm đo ở Hà Nội thuộc ngưỡng đỏ với AQI dao động từ 150-190.

Nhiều điểm đo ở ngưỡng tím sáng nay theo ghi nhận của hệ thống quan trắc PAMAir. Ảnh chụp màn hình

Đáng lưu ý, theo ghi nhận của PAMAir, ô nhiễm không khí khắp khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhiều điểm ô nhiễm cao như điểm đo thư viện huyện Hải Hậu, ô nhiễm lên ngưỡng tím với AQI là 208, thành phố Hưng Yên là 205, Hải Phòng có điểm đo lên tới 208. Các điểm đo còn lại ở khắp các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình đều ở ngưỡng đỏ trong sáng nay.

Với chất lượng không khí như vậy, nhóm nhạy cảm là người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ra đường. Người dân được khuyến cáo không nên tập thể dục buổi sáng, ra đường nên đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5, ở nhà nên đóng cửa sổ.

Về nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ được xác định do tổng hợp từ các hoạt động giao thông, xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp và dân sinh, trong đó có hoạt động đốt rác, đốt rơm rạ. Trong điều kiện thời tiết nghịch nhiệt, chất ô nhiễm không phát tán được mà tích tụ tại tầng khí quyển sát mặt đất gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia dự báo, từ nay đến tháng 3 năm sau, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc sẽ còn chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi hiện tượng nghịch nhiệt còn tiếp tục. Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí và báo cáo hiện trạng chất lượng không khí của GreenID cũng chỉ ra, mùa đông Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng hơn mùa hè, khi các đợt ô nhiễm không khí tăng mạnh với chỉ số ô nhiễm lên ngưỡng nguy hại trong một số thời điểm.

Trao đổi với báo Tiền Phong, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, trong bối cảnh ô nhiễm như vậy, một số thành phố khác trên thế giới thường áp dụng các biện pháp khẩn cấp như ra thông báo khẩn và đề nghị mọi người theo dõi thường xuyên. Thông báo nghỉ học đối với một số trường học ở vùng ô nhiễm cao, hạn chế các tiết học ngoài trời ở vùng ô nhiễm ít hơn. Đình chỉ một số cơ sở sản xuất trong 1 số ngày, đình chỉ hoạt động một số công trình xây dựng, phạt thật nặng đồng thời công khai tên những người đốt rác, đốt rơm rạ.

TS Tùng cho rằng, đây là các giải pháp tức thời nhằm hạn chế ô nhiễm và tác động của ô nhiễm đến sức khỏe con người. Các giải pháp tổng thể, căn cơ liên quan đến giao thông, xây dựng, dân sinh và các hoạt động công nghiệp phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí ở Hà Nội tiếp tục tái diễn nghiêm trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.