Thứ năm, 18/04/2024 10:00 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lan ra khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

MTĐT -  Thứ ba, 17/09/2019 11:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong các ngày từ 15 – 17/9, không khí tại Thủ đô Hà Nội luôn nằm trong mức ô nhiễm nghiêm trọng, với chỉ số AQI dao động từ 150 – 180. Đáng chú ý, ô nhiễm không khí còn lan ra các tỉnh lân cận.

Đến sáng nay (17/9), Thủ đô Hà Nội tiếp tục ô nhiễm nghiêm tọng ngày thứ 3 liên tiếp. Hơn 40 điểm đo trong hệ thống quan trắc PAMAir ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông… đều ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, dao động với chỉ số AQI từ 150-180.

Đáng chú ý, ô nhiễm không khí còn lan ra các tỉnh lân cận. Cụ thể, vào khoảng 9h20 sáng nay, chỉ số chất lượng không khí AQI ở Từ Sơn (Bắc Ninh) là 170, mức ô nhiêm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ở thành phố Ninh Bình là 151, ở Phủ Lý (Hà Nam) là 151, ở Hải Phòng là 161, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) là 163, Việt Trì (Phú Thọ) là 162.

Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Việt Nam, chỉ số AQI từ 100-200 thuộc nhóm không tốt, những người mắc bệnh nhạy cảm như hô hấp, tim mạch nên hạn chế ra ngoài. Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Úc, AQI trên 150 thuộc nhóm rất kém, tất cả mọi người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Tại Thái Lan, chỉ số không khí lên ngưỡng như trên sẽ phải đóng cửa trường học để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh cũng như giảm lượng phương tiện tham gia giao thông. Ngày 30/1/2019, thủ đô Băng Cốc của Thái Lan từng đóng cửa 437 trường học vì chỉ số AQI lên hơn 170.

Hà Nội nhiều sương mù trong chiều 16/9. Ảnh: Báo Phụ nữ VN.

Các chuyên gia môi trường lý giải, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng những ngày qua có thể do hiện tượng nghịch nhiệt. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ của lớp khí quyển trên cao lớn hơn nhiệt độ của lớp khí quyển phía dưới.

Trong khí tượng học, nghịch nhiệt là một hiện tượng đảo chiều của các thành phần khí trong khí quyển ở những nơi có vĩ độ cao. Nghịch nhiệt có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm do khói bị kẹt lại và nằm gần mặt đất hơn, gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nghịch nhiệt cũng có thể làm gián đoạn sự đối lưu trong khí quyển, gây nguy cơ hình thành bão nếu sự gián đoạn này bị phá hủy. Nghịch nhiệt thường gây ra mưa băng tại những nơi có khí hậu lạnh.

Trong các vấn đề ô nhiễm không khí Hà Nội, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là vấn đề nghiêm trọng nhất.

Đây là một hỗn hợp bụi siêu mịn giữa các hạt thể rắn và thể lỏng có trong không khí. Hầu hết các hạt này đều rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các hạt nguy hiểm nhất là các hạt có kích thước PM 2.5 (đường kính từ 2.5 micromet trở xuống). Ở kích thước cực nhỏ này, khi bạn hít vào, chúng sẽ thẩm thấu thẳng vào mạch máu và đi đến các cơ quan nội tạng quan trọng.

Tiếp xúc trực tiếp với PM2.5 có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch và thần kinh nghiêm trọng. Chúng tôi đánh giá  PM2.5 là dạng ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất vì nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, có tần xuất xuất hiện và nồng độ cao.

Chỉ số ô nhiễm PM2.5 ở mức 12 micro-gram/mét khối được xem như ở mức an toàn cho sức khoẻ. Chỉ số này tương đương với AQI mức 50. Chỉ số ô nhiễm PM2.5 ở mức 35 micro-gram/mét khối là trên của chất lượng không khí trung bình. Chỉ số này tương đương với AQI mức 100.

Trao đổi với báo Phụ nữ VN, Tiến sĩ Lý Bích Thủy - Chuyên gia về ô nhiễm không khí (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay, nồng độ bụi PM2.5 cao thể ảnh hưởng tới sức khỏe, chủ yếu lên hệ hô hấp và tim mạch. Ngoài ra trong bụi mịn có những thành phần khác nhau, có thể là các kim loại nặng và nhóm gây ảnh hưởng khác. Tuy nhiên, các nguy cơ tới sức khỏe cần được đánh giá dựa trên thông tin cụ thể về thành phần, hàm lượng các chất trong bụi bên cạnh thông tin nồng độ bụi.

Tiến sĩ Thủy cũng cho biết thêm, không hẳn là cứ nhiệt độ càng cao thì ô nhiễm nhiều mà mùa đông mới bị ô nhiễm nhiều hơn. Khi nhiệt độ càng cao thì không khí ô nhiễm có khả năng bay cao hơn và do đó được pha loãng hơn. Vào mùa đông, thường xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt cùng các điều kiện khí tượng bất lợi khác khiến nồng độ chất ô nhiễm tăng. Nghịch nhiệt là hiện tượng một lớp khí phía trên có nhiệt độ ngược với quy luật càng lên cao càng giảm. Lớp khí khiến này cản trở các chất ô nhiễm bay lên cao khiến cho nồng độ chất ô nhiễm phía dưới tăng lên.

Vào thời tiết giao mùa như hiện nay, nồng độ ô nhiễm hiện đang tăng cao hơn so với các tháng mùa hè, nhưng thấp hơn các tháng mùa đông. Ngoài ra nồng độ các chất ô nhiễm có thể tăng cao theo từng đợt. Người dân cần chú ý các vấn đề về sức khỏe. Nếu dùng khẩu trang thì nên dùng loại khẩu trang chuyên dụng để loại bỏ bụi mịn. Cần lưu ý là các loại khẩu trang thường và cả y tế chỉ loại bỏ được một phần bụi PM2.5.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lan ra khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.