Thứ bảy, 20/04/2024 08:53 (GMT+7)

Ninh Bình: Cần làm rõ việc núp bóng cải tạo để khai thác tài nguyên

Nhóm PV -  Thứ tư, 08/07/2020 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lợi dụng việc quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ hải sản, một đối tượng tại xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn) đã tiến hành khai thác đất trái phép để bán cho nhà máy gạch.

Thời gian gần đây, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về việc tại xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) xuất hiện việc khai thác tài nguyên trái phép và việc vận chuyển tài nguyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Sự việc đã diễn ra được một thời gian, nhưng không được chính quyền xử lý.

Tìm theo địa chỉ bạn đọc cung cấp, PV có mặt tại xóm 4 Phương Đông (xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) để làm rõ thông tin phản ánh.

Núp bóng cải tạo để vận chuyển đất vào nhà máy gạch.

Theo ghi nhận của PV ngày 30/6, tại khu vực trước cửa nhà máy sản xuất của Công ty TNHH MTV khoáng sản Vôi Việt (xóm 4 Phương Đông, xã Gia Thanh), có 2 máy múc hoạt động liên tục, múc đất đưa lên những chiếc ô tô để vận chuyển đi nơi khác.

Đi theo những chiếc ô tô này, PV đã ghi nhận được, toàn bộ số đất khai thác tại xóm 4 Phương Đông được đưa vào nhà máy sản xuất Gạch Tuynel Kim Thanh (Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Từ điểm khai thác đến nhà máy khoảng 4km, tuy nhiên địa bàn thuộc hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Duy Thọ - Chủ tịch UBND xã Gia Thanh cho biết: “Khu đất đó là đất nông nghiệp, nhiều năm người dân không cấy lúa, vừa rồi đề nghị chuyển đổi thành khu nuôi trồng thuỷ hải sản và trồng cây tập chung".

Các xe vận chuyển đất làm rơi vãi ở đường dẫn vào cổng nhà máy.

Khu vực này do anh Đinh Tiến Tuấn mua lại của người dân xóm 4 Phương Đông. Hiện nay đang đào ao, trồng cây theo quy hoạch chung nông thôn mới xã Gia Thanh. Khu vực này chỉ được phép đào ao, không phải khu vực khai thác tài nguyên, nên không được vận chuyển đất ra bên ngoài để kinh doanh, buôn bán. Việc vận chuyển đất ra ngoài, chúng tôi sẽ kiểm tra và thông tin lại…”.

Vài ngày sau, ông Thọ chia sẻ thêm, sau khi nhận được thông tin phản ánh của PV, chúng tôi đã ngay lập tức tiến hành kiểm tra, yêu cầu anh Đinh Tiến Tuấn dừng ngay việc vận chuyển đất ra ngoài?

Việc chỉ yêu cầu dừng hoạt động khai thác vận chuyển số đất ra ngoài đã là hết trách nhiệm đối với UBND xã? Chính quyền địa phương cấp xã và huyện cần phải làm rõ số lượng đất được khai thác vận chuyển trái phép là bao nhiêu để làm căn cứ xử lý chứ không thể coi như “sự đã rồi” được.

Cần làm rõ việc nhà máy gạch sử dụng nguồn đất có hợp pháp hay không?.

Ngoài ra, việc nhà máy sản xuất Gạch Tuynel Kim Thanh (Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) sử dụng, tiêu thụ đất của nhóm “đất tặc” để sản xuất VLXD có thực sự đảm bảo chất lượng?

Bên cạnh đó, việc sử dụng đất như thế này liệu có phải là một hình thức lách luật để “trốn” đóng thuế tài nguyên khoáng sản, gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước?. Việc này, UBND huyện Thanh Liêm (Hà Nam) cần phải vào cuộc làm rõ.

Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục thông tin về kết quả xử lý của chính quyền huyện Gia Viễn (Ninh Bình) và huyện Thanh Liêm (Hà Nam).

Bạn đang đọc bài viết Ninh Bình: Cần làm rõ việc núp bóng cải tạo để khai thác tài nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...