Thứ bảy, 20/04/2024 13:52 (GMT+7)

Lũ sông Cửu Long có khả năng lên nhanh do vỡ đập thủy điện ở Lào

MTĐT -  Thứ sáu, 27/07/2018 16:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long. Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh do lũ thượng nguồn về kết hợp với triều cường.

Vỡ đập kinh hoàng cách Việt Nam hơn 600km

Tối 23/7 vừa qua, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở phía Đông Nam tỉnh Attapeu – Lào bị vỡ khiến hàng trăm người chết và mất tích, hơn 6000 người mất nhà cửa. Sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy tại tỉnh Attapeu (Lào) đã gây lũ quét cục bộ tại 6 ngôi làng xung quanh.

Hàng nghìn người dân mất nhà cửa.

Nói về nguyên nhân gây ra sự cố kinh hoàng lần này, tại cuộc họp báo qua truyền hình ngày 25/7, Thủ tướng Lào Thonglun Sisoulit cho rằng nguyên nhân gây vỡ đập có thể do “mưa lớn” và “khả năng có sai sót trong xây dựng”.

Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2013 và hoàn thành đầu năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD; có tổng dung tích 1,1 tỷ m3, công suất lắp đặt là 410MW. Sau khi hoàn thành được 90% khối lượng xây dựng, hồ chứa XePian XeNamnoy bắt đầu tích nước từ đầu năm 2018. Cho tới nay ước tính hồ đã tích được khoảng 500 triệu m3.
Khoảng 20h ngày 23 tháng 7 năm 2018, công trình đã bị vỡ đập phụ có tên là "Saddle dam D", có chiều cao 16m, rộng 8m; tổng chiều dài là 770m, làm bằng đất đá hỗn hợp.

Phối cảnh thủy điện XePian XeNamnoy.

Dự án thủy điện XePian XeNamnoy là công trình trọng điểm về phát triển thủy điện của vùng Nam Lào, nằm trên sông Xenamnoy thuộc hai tỉnh Chăm pa-sắc và A-ta-pơ. Vị trí công trình cách dòng chính sông Mê Công ở Campuchia khoảng 200km và cách biên giới Việt Nam khoảng 650km.

Trước khi xảy ra sự cố, mực nước tại trạm Stung Treng (cách công trình 200km trên dòng chính sông Mê Công ở Campuchia) đo lúc 19h ngày 23 tháng 7 là 9,0m (tương ứng với lưu lượng là 35.700m3); đến 7h ngày 24 tháng 7 là 9,35m, đến 7h ngày 25 tháng 7 là 9,6m (tương ứng với lưu lượng là 39.900m3).

Như vậy, sau 36h mực nước tại trạm Stung Treng tăng thêm 0,6m. Theo xu thế hiện tại, mực nước tại trạm Stung Treng tăng trung bình khoảng 20 - 30cm/ngày. Như vậy, cho đến hiện nay sự tác động của sự cố hồ chứa đến mực nước trạm Stung Treng là không đáng kể.

Nước sông Cửu Long lên nhanh do lũ thượng nguồn

Trong vài ngày tới, lượng nước từ sự cố hồ chứa sẽ tác động đến dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long của nước ta. Mực nước tại đầu nguồn sông Cửu Long gia tăng thêm tối đa khoảng 5 - 10cm.

Theo tính toán với sự gia tăng dòng chảy trên dòng chính và các dòng nhánh, cùng với lượng nước từ sự cố hồ chứa tại Lào, mực nước tại trạm Stung Treng tiếp tục lên, đến ngày 30 tháng 7 có khả năng lên mức 10,5m.

Vị trí xảy ra vỡ đập cách Việt Nam khoảng 650km.

Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh do lũ thượng nguồn về kết hợp với triều cường.

Đến ngày 31 tháng 7 năm 2018, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,2m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,3m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,6m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,4m). Do đó, theo nhận định ban đầu, sự cố vỡ đập thuỷ điện XePian XeNamnoy sẽ không gây tác động đáng kể tới đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Nước sông Cửu Long sẽ có nguy cơ lên cao do lũ đầu nguồn (ảnh minh họa).

Ngay sau khi có thông tin vỡ đập, Ban Thư ký Uỷ hội sông Mê Công quốc tế đã thu thập thông tin liên quan đến sự cố và giao Trung tâm dự báo Lũ của Ban Thư ký Uỷ hội nghiên cứu đánh giá tác động về ảnh hưởng của vỡ đập và tìm hiểu nguyên nhân vỡ đập để giúp Chính phủ Lào.

Thông tin về về các diễn biến và tình hình khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện XePian XeNamnoy (tỉnh A-ta-pơ, Lào) sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, theo dõi liên tục. 

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Lũ sông Cửu Long có khả năng lên nhanh do vỡ đập thủy điện ở Lào. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ