Thứ bảy, 20/04/2024 09:12 (GMT+7)

Hà Nội: Vì sao mục tiêu “TP không đốt rơm rạ” khó thành hiện thực?

MTĐT -  Chủ nhật, 05/07/2020 11:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dù Hà Nội đã đặt kế hoạch đến năm 2020 sẽ trở thành "Thành phố không đốt rơm rạ" tuy nhiên, đến giữa năm nay, khói rơm rạ vẫn mù mịt trên những cánh đồng ngoại thành Hà Nội.

Thời gian qua, TP. Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.

Tuy vậy, tình trạng này vẫn liên tục tái diễn sau mỗi mùa gặt do người dân còn tùy tiện, chưa có ý thức, đặc biệt là do chưa có chế tài xử phạt nặng.

Như vậy, mục tiêu đặt ra của Hà Nội là đến năm 2020 trở thành “Thành phố không đốt rơm rạ” chưa thành hiện thực khi khói rơm rạ vẫn “bủa vây” đường làng lẫn quốc lộ.

Theo báo cáo của các quận, huyện và thị xã, mỗi năm tại TP. Hà Nội phát sinh một triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng rơm rạ phát sinh là 642.000 tấn (chiếm 59%), số lượng đốt bỏ khoảng 296.000 tấn (chiếm 36%).

Tình trạng này phổ biến tại các huyện Phúc Thọ, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn..., khi người dân thu hoạch lúa xong thì đốt rơm tại chỗ để làm mùn bón ruộng.

Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tình trạng đốt rơm rạ tại các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp.

Đến hẹn lại lên, năm nào cũng thế, cứ đến thời điểm thu hoạch lúa là khắp các cánh đồng của các chuyện ngoại thành Hà Nội lại mịt mù khói do đốt rơm rạ gây ra. Theo người dân, việc đốt rơm rạ đã thành thói quen sau gặt bởi theo họ sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác.

"Chả nhà ai mang về, giờ người ta đun bếp ga với bếp điện. Bây giờ mình không đốt thì người ta cũng đốt người ta lấy tro" - người dân xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, Hà Nội từng chia sẻ với VTV.

"Giờ chẳng ai mang về nhà, để đây đốt lấy tro bón lúa" - người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội nói.

Với hơn 1 triệu tấn rơm rạ phát sinh mỗi năm, việc thiếu và yếu các chế tài xử lý các trường hợp đốt rơm rạ cũng đang làm khó cho nhiều huyện ngoại thành Hà Nội.

Theo ông Trần Văn Thể - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mỹ Đức, Hà Nội: "Bây giờ bảo một hộ thu gom về xong xử lý làm phân cũng chưa làm được. Chỉ trừ những gia đình có sản xuất cần cỏ hoặc rác để phủ gốc, người ta mới thu gom cái này mang về để phục vụ sản xuất các mùa sau hoặc trong năm".

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có tờ trình số 4836/TTr-STNMT-CCBVMT về việc ban hành chỉ thị cấm đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt..., nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm chấm dứt hoàn toàn các hoạt động đốt chất thải rắn sinh hoạt, rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng theo lộ trình.

Cụ thể, từ nay đến ngày 31/12/2020, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch; chuyển sang các giải pháp xử lý khác thân thiện với môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng.

Từ ngày 1/1/2021, 100% rơm rạ và phụ phẩm cây trồng phát sinh được thu gom, tái sử dụng hoặc xử lý bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật môi trường...

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Vì sao mục tiêu “TP không đốt rơm rạ” khó thành hiện thực?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam