Thứ bảy, 20/04/2024 03:26 (GMT+7)

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Cần cho học sin‌h ngh‌ỉ học?

MTĐT -  Thứ bảy, 14/12/2019 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nghiêm trọng và kéo dài liên tục nhiều ngày. Chất lượng không khí ở một số điểm nội thành và ngoại thành Thủ đô đều ở mức kém và xấu.

Sáng 14/12, ô nhiễm không khí ở một số tỉnh miền Bắc và Hà Nội ở mức xấu, nhiều điểm đo ở ngưỡng tím (ngưỡng rất xấu - mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn), thậm chí một số nơi lên tới ngưỡng nâu (mức nguy hại - cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe), cảnh báo cho người dân tự bảo vệ sức khỏe để tránh bị ảnh hưởng vì ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ vào 8 giờ sáng, chất lượng không khí tại Hà Nội ở ngưỡng tím (AQI ở mức 231).

Hệ thống quan trắc của Đại sứ quán Mỹ sáng sớm nay ghi nhận ô nhiễm không khí lên ngưỡng nâu, đây là ngưỡng cao nhất trong ô nhiễm không khí và khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.

Lúc 7 giờ 30 sáng, hệ thống quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội ghi nhận nhiều điểm quan trắc có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức màu tím. Theo đó, chỉ số AQI tại trạm đo Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) là 206; tại đường Phạm Văn Đồng là 211...

Hệ thống quan trắc PAMAir ghi nhận nhiều điểm tại Hà Nội lên tới mức ô nhiễm nâu. Ảnh chụp màn hình.

Hệ thống PAMAir ghi nhận ô nhiễm nghiêm trọng ở khắp miền Bắc với ngưỡng tím, ngưỡng nâu là chủ yếu. Theo đó, AQI ghi nhận tại phố Hàng Quạt (Hà Nội) lên tới 333, phố Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy, Hà Nội) là 305, Bắc Từ Liêm (Hà Nội) là 385.

Còn trang Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sĩ) xếp Thành phố Hà Nội đứng thứ 2 trong 10 thành phố trên thế giới có chỉ số AQI là 216.

Với tình hình ô nhiễm như trên, các chuyên gia khuyến cáo nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp nên ở trong nhà, đóng các cửa. Người khác hạn chế ra ngoài, không tập thể dục buổi sáng ngoài trời, nên đeo khẩu trang chống bụi mịn.

Đây là đợt ô nhiễm không khí tiếp theo trong nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài từ cuối tháng 8 đến nay. Trong đó có đợt ô nhiễm giữa tháng 11 ghi nhận chỉ số AQI lên ngưỡng nguy hại - ngưỡng cao nhất trong ô nhiễm không khí với khuyến cáo tất cả mọi người nên ở trong nhà.

Đâu là “thủ phạm” 

Trao đổi với báo Thanh Niên, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho rằng tác nhân gây ô nhiễm không khí ở TP.Hà Nội chủ yếu đến từ các nguồn thải nhân tạo từ hoạt động giao thông, dân sinh, xây dựng, công nghiệp... diễn ra thường xuyên nên lượng phát thải mang tính liên tục. Trong đó, hoạt động giao thông, xây dựng là những tác nhân tạo ra lượng bụi mịn lớn. Chưa kể, tình trạng người dân ở miền Bắc có thói quen đốt phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, góp phần gia tăng lượng bụi mịn PM2.5 trong không khí.

Sáng 14/12, không khí Hà Nội bị bao phủ một lớp sương mù. Ảnh: Lê Phú.

Lý giải rõ hơn, lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho biết chất lượng không khí ở Hà Nội và các tỉnh phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và khí hậu, vì trong khi lượng phát thải bụi gây ô nhiễm từ các nguồn kể trên vẫn duy trì đều nếu thời tiết có nhiều nắng, gió thì bụi mịn được phát tán trên phạm vi rộng.

Tuy nhiên, vào thời điểm giao mùa, đầu đông, không khí khô hơn, cùng với hiện tượng nghịch nhiệt làm tích tụ, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Đặc biệt vào thời gian sáng sớm, là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi mịn PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn.

“Xem xét lượng mưa ở thời điểm giao mùa cuối thu đầu đông từ năm 2013 - 2019 ở khu vực Hà Nội cho thấy năm nay có lượng mưa thấp nhất. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồng độ bụi trong không khí của Hà Nội cao đột biến”, vị này nói.

Tuy nhiên, lý giải của cơ quan quản lý chưa chỉ rõ “thủ phạm” chính gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là gì, chiếm bao nhiêu phần trăm nguồn phát thải... Không xác định được cụ thể mức độ đóng góp gây ô nhiễm của từng nguồn phát thải, sẽ không thể có giải pháp triệt để xử lý.

Ông Hoàng Dũng, Tổng giám đốc Công ty D&L - đơn vị vận hành, quản lý hệ thống quan trắc không khí PAM Air, cho rằng: Giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM và nhiều nơi khác đều phải chú trọng đến việc tìm nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí, từ đó vận động ý thức xã hội và hành động.

“Cần có nghiên cứu tổng thể để xác định rõ tỷ lệ gây ô nhiễm từ các nguồn phát thải. Phải định lượng nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí từ giao thông là bao nhiều phần trăm? Từ xây dựng bao nhiêu phần trăm? Hoạt động công nghiệp bao nhiêu phần trăm?... Đánh giá được chính xác thì sẽ có giải pháp giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí. Mà muốn đánh giá được chính xác hơn thì cần gia tăng điểm quan trắc chất lượng không khí. Ở Hà Nội, hiện mới có khoảng gần 100 điểm quan trắc nhưng theo tôi, phải cần 200 - 300 điểm cả nội thành và ngoại thành mới cơ bản đáp ứng được”, ông Dũng đề xuất.

Cần thiết phải cho học sin‌h ngh‌ỉ học

Cũng trao đổi với báo NLĐ về vấn đề này, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạn‌g lưới không khí sạch Việt Nam, nhấn mạnh không khí TP Hà Nội chuyển biến xấ‌u từ ngày 8-12, sau đó mức độ ô nhi‌ễm liên tụ‌c tăng theo từng ngày. "Đáng lo là không khí Hà Nội trong năm nay ô nhi‌ễm liên tụ‌c, kéo dài chứ không còn theo đợt nữa. Do đó, TP cần nghiêm túc đán‌h giá về các nguồn thả‌i và tìm biện ph‌áp khẩn cấp. Chúng ta không thể cứ trông mong vào ông trời để có một số ngày trong lành" - ông Tùng cảnh báo.

Cũng theo TS Hoàng Dương Tùng, khi chỉ số chất lượng không khí ở địa phương nào xấ‌u đột ngột, xấ‌u kéo dài thì cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đó phải lập tức chỉ đạo kiểm tra, xá‌c định nguyên nhân chính. Thế nhưng, tại TP Hà Nội không có hàn‌h độn‌g nào mang tính cấp bách. Các địa phương gần như đã hình thàn‌h tâ‌m l‌ý "thời tiết là ông trời, thời tiết không thuận thì phải chịu", trong khi rất nhiều nguồn thả‌i ô nhi‌ễm không khí là từ hoạt độn‌g của con người.

Vì vậy, cần thay đổi lối suy nghĩ trên, bằng việc chủ độn‌g đ‌ề ra các biện pháp ứng phó nhằm làm gi‌ảm mức độ ô nhi‌ễm không khí, như kiểm tra, xử lý triệt để các điểm đố‌t chất thả‌i, rác không đúng quy định; kiểm tra, xử lý tìn‌h trạng vi phạ‌m về bụi ở các công trình xây dựng; phun rửa đường để làm gi‌ảm bớt nguồn bụi ph‌át tá‌n trong không khí. Bên cạnh đó, phải tính đến các gi‌ải ph‌áp tổng thể, lâu dài để gi‌ảm khí thả‌i, bụi thả‌i liên quan đến giao thông, xây dựng, dân sin‌h và các hoạt độn‌g sả‌n xuất công nghiệp.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, nếu tìn‌h hình tiếp tụ‌c tồi t‌ệ trong những ngày tới, cần thiết phải cân nhắc áp dụng biện ph‌áp khẩn cấp là cho học sin‌h một số trường ở vùng ô nhi‌ễm cao ngh‌ỉ học, hạn chế các tiết học ngoài trời ở vùng ô nhi‌ễm ít hơn. Ngoài ra, xem xét tạm dừng một số cơ sở sả‌n xuất và công trình xây dựng, ngăn chặn người dân đố‌t rá‌c, đố‌t rơm rạ.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Cần cho học sin‌h ngh‌ỉ học?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...