Thứ sáu, 19/04/2024 00:36 (GMT+7)

Giải pháp thoát nước đô thị bền vững cho TP. Đà Nẵng

MTĐT -  Thứ sáu, 06/01/2017 13:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Mặc dù đã đầu tư rất nhiều cho hệ thống thoát nước cũng như các trạm xử lý nước thải, nhưng tình trạng ô nhiễm vì nước thải chưa qua xử lý thải ra môi trường và tình trạng ngập úng trong mùa mưa trên địa bàn TP. Đà Nẵng vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, TP. Đà Nẵng đang khắc phục những tồn tại để có giải pháp thoát nước bền vững cho đô thị.

Hệ thống thoát nước còn nhiều tồn tại

Hiện nay, hệ thống thoát nước thải của TP. Đà Nẵng chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Nước thải của thành phố được thu gom bằng tuyến cống bao ven biển, ven sông, ven hồ, ven kênh qua các giếng chuyển dòng, chỉ có một phần rất ít các khu quy hoạch mới là hệ thống thu gom riêng, thu gom chuyển về trạm xử lý nước thải tập trung. Riêng các khu công nghiệp đều thoát nước riêng hoàn toàn và có trạm xử lý nước thải tập trung riêng.

Đối với hệ thống thoát nước mặt, Đà Nẵng có 5 lưu vực thoát nước chính. Nhìn chung, tất cả các khu vực đều phủ đầy hệ thống thoát nước, riêng khu vực phía Nam thành phố do chưa phát triển đô thị nên chủ yếu thoát nước theo địa hình tự nhiên và các vị trí trũng thấp sau đó chảy ra sông, hồ, ao. Với hệ thống thoát nước thải và nước mặt tập trung như hiện nay của TP. Đà Nẵng chưa thể đảm bảo cho thành phố thoát khỏi ngập úng trong mùa mưa.

Các cửa xả ven sông, ven biển thường xuyên bị ảnh hưởng của thủy triều, cát lấp CSO, nước thải thường xuyên đổ ra biển, sông, ao hồ đô thị gây ô nhiễm. Công nghệ các trạm xử lý nước thải bằng công nghệ kỵ khí (thuộc dự án thoát nước vệ sinh môi trường), xử lý không đảm bảo yêu cầu theo quy định trước khi xả ra môi trường, thường xuyên phát sinh mùi tại các trạm xử lý. Hệ thống thoát nước chung tại các khu vực đô thị cũ xuống cấp nên nước ngầm chảy vào hệ thống thoát nước, chuyển đến trạm xử lý gây tốn kém cho công tác vận hành. Hệ thống thoát nước chung chưa tính toán đến các yếu tố kỹ thuật về chuyển tải nước thải (vận tốc lắng cặn chưa đảm bảo) nên chất hữu cơ lắng đọng nhiều trong cống gây mùi hôi tại các cửa thu nước ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Chưa quản lý được  tình trạng đấu nối các hộ gia đình nên việc triển khai thoát nước riêng hoàn toàn cho khu vực đô thị trong tương lai rất khó khả thi và tốn kém. Hệ thống thoát nước mặt khu vực trung tâm thường xuyên ảnh hưởng của thủy triều, hệ số mặt phủ tăng so với thiết kế ban đầu nên khat năng thoát nước bị ảnh hưởng rất lớn.

TP. Đà Nẵng đang tu sửa hệ thống cống thoát nước nhằm giảm thiểu ngập úng cho đô thị

biển dâng nên cường độ, tần suất mưa ngày càng lớn dẫn đến hệ thống thoát nước không đảm bảo; một số khu vực có cao độ nền quá thấp không đúng theo quy định; một số cống lâu ngày xuống cấp hư hỏng mất khả năng thoát nước chưa có điều kiện thay thế. Bên cạnh đó, đô thị còn thiếu hồ điều tiết để tăng khả năng trữ nước; kinh phí cho công tác nạo vét, khơi thông cống  còn hạn chế; công tác vận hành các hồ điều tiết còn bất cập do yếu tố cảnh quan, không xả sớm kịp thời trước khi mưa... Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho tình hình ngập úng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn tiếp diễn khi mùa mưa tới.

Giải pháp cho thoát nước bền vững

Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng ngập úng, TP. Đà Nẵng cần có giải pháp đồng bộ để thoát nước bền vững cho thành phố.

Trước hết, thành phố cần rà soát, đánh giá khả năng thoát nước của hệ thống hiện trạng và đề xuất các giải pháp chiến lược, lâu dài, phân kỳ đầu tư, huy động nguồn lực để từng bước triển khai thực hiện. Việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước phải theo quy hoạch, kế hoạch của lĩnh vực thoát nước. Khu vực ven biển Đông và khu vực trung tâm thành phố nên sử dụng thoát nước kết hợp với tỷ lệ thu gom phù hợp đối với từng khu vực. Khu vực Hòa Vang, nghiên cứu tổ chức thoát nước phải theo kiểu phân tán để tiết kiệm kinh phí.

Để giảm áp lực cho hệ thống thoát nước của thành phố, tại các khu vực có diện tích thoát nước lớn cần phải có giải pháp giảm lưu lượng. Chẳng hạn, khu vực sân bay cần khẩn trương khơi thông kênh rạch hiện trạng, nạo vét, mở rộng và bổ sung các hồ điều tiết để trữ, giảm lưu lượng cho hệ thống thoát nước thành phố. Khu vực núi Phước Tường cần phải xây dựng, bổ sung các hồ điều tiết tại các vị trí tụ thủy...

Đà Nẵng cần có một giải pháp đồng bộ để thoát nước bền vững cho đô thị

Hạn chế tối đa phát triển đô thị tại khu vực trũng thấp để hạn chế gia tăng mực nước sông ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống. Công tác quy hoạch cần mở rộng các hành lang thoát lũ, tăng cường hồ điều tiết để tăng khả năng khả năng chứa nước, tăng cường mảnh xanh đô thị để tăng hệ số thấm, giảm lưu lượng và tạo cảnh quan đô thị. Khi lựa chọn cao độ nền phải xét đến yếu tố BĐKH và mực nước biển dâng.  Ngoài ra, việc xây dựng các trạm bơm chống ngập tại các vị trí tụ thủy tại khu vực trung tâm là giải pháp căn cơ, lâu dài và phù hợp điều kiện địa hình, diễn biến về BĐKH và mực nước biển dâng ngày càng phức tạp. Đồng thời xây dựng quy trình vận hành các hồ điều tiết trên cơ sở mùa mưa xả sớm, tận dụng tối đa khả năng điều tiết, ưu tiên công tác chống ngập úng đô thị.

Đối với các cống đã xuống cấp, không đảm bảo khẩu độ thoát nước cần được thay thế, sửa chữa. Nghiên cứu giải pháp hố ga thu nước mặt đường kết hợp ngăn mùi phù hợp với điều kiện địa phương. Xây dựng các mẫu bể tự hoại theo đúng quy định và giải pháp thu gom nước xám, nước đen trong nhà để đưa vào cấp phép xây dựng công trình. Nghiên cứu tái sử dụng nước sau xử lý tại các trạm xử lý nước thải để tưới cây, rửa đường... tận dụng nguồn nước, giảm chi phí.

Theo TN&MT

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thoát nước đô thị bền vững cho TP. Đà Nẵng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.