Thứ sáu, 26/04/2024 03:31 (GMT+7)

Dự án có những nội dung không đúng quy định, cam kết (Bài 4)

Nhóm PV -  Thứ năm, 18/07/2019 20:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ dự án phải báo cáo KCN Sông Công II để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và chỉ được phép thay đổi khi có Văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

ĐTM dự án nhiều vi phạm

Trong bài trước PGS. TS Trần Đức Hạ đã chỉ ra hàng loạt những điểm hạn chế của ĐTM dự án… Môi trường và Đô thị Việt Nam xin được tiếp tục nêu ý kiến của các chuyên gia môi trường để làm rõ vấn đề này.

Thông tin từ TS. Nguyễn Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường cho rằng: Những nội dung tồn tại chính trong báo cáo ĐTM của dự án tại KCN Sông Công có mấy nội dung không đúng với quy định, cam kết của Chủ đầu tư hạ tầng KCN Sông Công II như thu gom toàn bộ nước thải của các Dự án đầu tư thứ cấp và đấu nối vào hệ thống XLNTTT của KCN. Thiết lập hệ thống giám sát các nguồn thải, quan trắc tự động.

Tổng mặt bằng dự án KCN Sông Công II.

Như vậy, về mặt pháp lý, dự án này là vi phạm. Chủ dự án phải báo cáo KCN Sông Công II để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và chỉ được phép thay đổi khi có Văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, phần Mở đầu báo cáo ĐTM viết rất lan man mục xuất xứ dự án, không hề có một chút thông tin về KCN Sông Công. Cơ quan phê duyệt báo cáo đầu tư không đúng với Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

Về mối quan hệ giữa dự án và các quy hoạch khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải làm rõ phù hợp như thế nào? Căn cứ pháp luật có rất nhiều thứ không liên quan. Về văn bản pháp lý: Phải làm rõ của cấp có thẩm quyền, văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền,....Tài liệu, dữ liệu: Không đủ nội dung, bổ sung.Tổ chức thực hiện ĐTM: không thấy vai trò của Chủ dự án.

Phương pháp ĐTM chỉ thấy nêu 2 phương pháp: Đánh giá nhanh và phương pháp liệt kê. Như vậy không thể đánh giá được tác động. Thiếu các phương pháp để xác định không gian, phạm vi nước thải tác động đến sông Công, khí thải (phải sử dụng phương pháp mô hình).

Cụ thể, chương 1. Mô tả dự án: Mô tả thiếu rất nhiều nội dung, nhiều nội dung chủ yếu của Dự án trích dẫn không ăn khớp, phù hợp với nhau. Lưu ý các công việc trong 3 giai đoạn của Dự án (chuẩn bị, xây dựng và vận hành). Có 4 mục chỉ mô tả trong giai đoạn xây dựng và vận hành, nhưng viết rất lan man, thiếu rất nhiều thông tin.Bảng 1.21. Thống kê tóm tắt các nội dung của dự án phải làm lại.

Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội: Phải có đầy đủ các thông tin về các đối tượng bị tác động, thiếu rất nhiều đối tượng, thông tin.Từng yếu tố về địa hình, khí tượng thủy văn phải được nêu chi tiết trong báo cáo ĐTM.

Chương 3. Về đánh giá tác động môi trường: Phải mô tả đầy đủ 3 nội dung trong 3 giai đoạn của dự án; ĐTM cho giai đoạn xây dựng và vận hành viết như thế này là chưa rõ, chưa hoàn chỉnh; Chưa đánh giá tác động, phiến diện, kết quả không đúng với thực tế. Nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu phương pháp đánh giá; Phải viết cụ thể, không viết chung chung như thế này.

Trụ sở BQL các KCN tỉnh Thái Nguyên.

Việc khai thác nước có làm giảm mực nước sông không, có làm giảm như thế nào, phải cụ thể...; Đối với từng tác động nêu cụ thể phần trên sẽ tương ứng với; ĐTM gây ra bởi các rủi ro sự cố nhưng chưa có đánh giá sự cố; Mức độ chi tiết, tin cậy đề nghị lập thành 2 bảng.

Chương 4. Về các biện pháp giảm thiểu: Nguyên tắc cứ có tác động tiêu cực nào sẽ có biện pháp cụ thể, hiệu quả giảm thiểu cụ thể;Hiệu quả, biện pháp có đạt không?;Đặc biệt lưu ý đối với nước thải: nếu Dự án phát thải nước thải đạt QCVN40:2011/BTNMT và QCVN 13/BTNMT mà làm thay đối chất lượng nước sôngCông không đảm bảo theo QCVN08 tức là Chủ dự án đã vi phạm làm thay đổi nguồn nước, vì thế Chủ dự án phải thực hiện điều chỉnh, thay đổi.

Chương 5. Liên quan đến các Chương trên còn thiếu.

Chương 6. Tham vấn: Yêu cầu phải tham vấn các đối tượng bị tác động, trong đó phải tham vấn của các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.

Kết luận: Báo cáo ĐTM chưa đủ thông tin cần trao đổi với Chủ dự án, thành viên Hội đồng để có đánh giá cuối cùng.

Còn sơ sài

Trong khi đó, ThS. Đỗ Thanh Bái, Hội Hóa học Việt Nam nói rằng, bản thân ông ủng hộ Dự án, kể cả Dự án có đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên nếu Dự án có các giải pháp bảo vệ môi trường tốt, đảm bảo. Chương 1. Bổ sung công nghệ, các dòng thải, hóa chất nguyên vật liệu; Chương 2. Bổ sung các đối tượng liên quan trực tiếp, gián tiếp; Chương 3. Đánh giá các tác động đến các đối tượng liên quan; Chương 4. Tương ứng với nội dung Chương 3 là các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế xã hội...

Cần làm rõ vị trí xả thải ra môi trường của dự án.

TS. Nguyễn Quốc TuấnUỷ viên Hội đồng, cho rằng với một số nội dung nhận xét, đánh giá: Trang 162,163,164 tính toán thải lượng pH, coliforms...không đúng, đề nghị viết lại.

Theo kinh nghiệm thực tế, nước thải sau khi xử lý của các nhà máy dệt nhuộm rất độc, mặc dù COD, BOD rất tốt. Do vậy, trong chương quan trắc phải bổ sung quan trắc độc chất học (LD50). Trong hồ kiểm chứng phải nuôi các chỉ thị sinh học, trong ĐTM này phải nêu ra các chỉ thị nhạy cảm. Phải lắp đặt thiết bị quan trắc online độc chất trong nước thải sau xử lý.

TS. Nguyễn Xuân Sinh, Ủy viên Hội đồng đánh giá: Về mở đầu tính pháp lý, đề nghị tư vấn cập nhật các văn bản như trong bản nhận xét; Mô tả dự án: bổ sung các hạng mục dự án còn thiếu; Điều kiện tự nhiên: làm rõ các điều kiện của sông Công,…; Phần ĐTM: bảng 3.38 cần nêu rõ hơi hóa chất là chất gì?; Bổ sung mô hình phát tán các thông số ô nhiễm trong khí thải, nước thải; Phần biện pháp phòng ngừa: bổ sung sự cố hóa chất; Đối với thành phần bùn thải: quản lý theo CTNH.

ThS. Nguyễn Thị Việt Hồng, Ủy viên Hội đồng với một số nội dung nhận xét, đánh giá như sau: Chủ đầu tư chưa nắm được thực trạng vị trí cụ thể liên quan đến môi trường của dự án. Lưu vực Sông Công nằm trong lưu vực sông Cầu, hiện nay chất lượng nước sông Cầu đang bị ô nhiễm rồi; Vai trò của Sông Công rất quan trọng cung cấp cho toàn thành phố Sông Công, không chỉ ảnh hưởng đến đến Trạm xử lý nước sông Công mà cả khu vực lấy nước hạ lưu của sông Công.

Một số hạng mục của dự án KCN Sông Công II đang được triển khai.

“Phải làm rõ cân bằng nước để chỉ ra hết các công trình; Đánh giá còn sơ sài; Nồng độ lấy kết quả phân tích tốt hơn QCVN 40 cột A, để đánh giá và khả năng tiếp nhận của sông Công.

Tôi không đồng ý với kết quả này; Thiếu số liệu quan trắc chất lượng nước sông Công; Chủ đầu tư cần phải đầu tư tuần hoàn, tái sử dụng nước thải của Nhà máy; Quan trắc tự động, đề nghị bổ sung thông số Amoni; Bổ sung cụ thể các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố; Hồ chỉ thị mô tả với dung tích rất lớn, tuy nhiên hồ sự cố lại rất nhỏ, không phù hợp”, ThS. Nguyễn Thị Việt Hồng nhấn mạnh.

 Bài 5: Dự án có mức độ ảnh hưởng đến hơn 110.000 hộ dân

Bạn đang đọc bài viết Dự án có những nội dung không đúng quy định, cam kết (Bài 4). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.