Thứ năm, 28/03/2024 17:07 (GMT+7)

Đáy biển trên thế giới đã “ngập ngụa” với vi nhựa

MTĐT -  Thứ ba, 05/05/2020 23:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rác thải nhựa chỉ chiếm có 1% trong số 10 triệu tấn nhựa được đưa vào các đại dương trên thế giới hàng năm. Phần còn lại là các loại vi nhựa hiện đã có mặt ở dưới đáy đại dương sâu thẳm.

Theo một nghiên cứu mới được công bố, ô nhiễm vi nhựa đang chồng chất dưới đáy đại dương nhiều hơn bao giờ hết. Hầu hết các vi nhựa không phải là sản phẩm của các loại chai nhựa, túi v.v.. mà là sản phẩm của hàng dệt may và các loại quần áo làm từ vật liệu tổng hợp như polyester.

Vi nhựa phân tán đều vào các dòng hải lưu đến đáy biển. Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu đặc biệt từ biển Tyrrhenian, một khu vực thuộc Địa Trung Hải ngoài khơi bờ biển phía tây của Ý. Họ đã chọn khu vực này vì các dòng chảy di chuyển cũng như thực tế là đáy biển ở đó tương tự như nhiều khu vực khác của đại dương.

Vi nhựa đang có mặt ở những nơi sâu nhất của đại dương trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học đã thu thập các mẫu từ đáy biển và phân tích chúng trên đất liền. Mỗi mẫu đều có vi nhựa trong đó. Đặc biệt với các mẫu từ các điểm nóng chứa tới 1,9 triệu mẩu vi nhựa trên mỗi mét vuông đáy biển. Đó là số lượng vi nhựa cao nhất từng được tìm thấy.

Về bản chất, ô nhiễm vi nhựa có khả năng tích tụ ở các khu vực cũng là các điểm nóng đa dạng sinh học, bao gồm các khu vực sinh sản cho cá, hải sâm, san hô và các sinh vật khác. Các nhà khoa học gần đây cũng đã có một số khám phá liên quan như việc tiếp xúc với vi nhựa có thể phá vỡ hoạt động nhận thức của cua ẩn sĩ, khiến chúng khó tìm thấy vỏ để sống.

Ô nhiễm vi nhựa cũng ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn. Những sinh vật nhỏ như sinh vật phù du thường ăn những hạt nhựa siêu nhỏ và nhiều động vật biển lớn hơn như cá và cua tiêu thụ những kẻ nhỏ bé đó. Ngược lại, con người thường ăn cá và cua, nghĩa là vi sinh vật có thể tìm đường vào cơ thể chúng ta.

Với nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn gióng một hồi chuông báo động về việc cần có can thiệp chính sách để hạn chế dòng chảy nhựa trong tương lai vào môi trường tự nhiên và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái đại dương, nhà nghiên cứu Mike Clare thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Theo Dân trí

Bạn đang đọc bài viết Đáy biển trên thế giới đã “ngập ngụa” với vi nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.