Thứ tư, 17/04/2024 05:01 (GMT+7)

Chi hàng trăm tỷ chùa Cầu vẫn ô nhiễm trở lại

MTĐT -  Thứ năm, 30/05/2019 14:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù được đầu tư với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, nhưng chưa được bao lâu, môi trường khu vực Chùa Cầu (TP. Hội An, Quảng Nam) đã bị ô nhiễm trở lại khiến người dân cũng như khách du lịch khôn

Người dân địa phương cho biết, môi trường nơi đây bị ô nhiễm do rác thải và nước thải từ khu dân cư đổ ra theo con kênh chảy về khu vực Chùa Cầu. Bên cạnh đó, một số du khách thiếu ý thức xả rác bừa bãi gây ô nhiễm.

Chia sẻ với báo TN - MT, chị Trần Thị Huyên, du khách đến từ Hà Nội cho biết, đi Hội An chị rất háo hức được tham quan, tìm hiểu di tích Chùa Cầu, thế nhưng, khi nhìn dòng nước đen ngòm và hôi dưới chân di sản thì rất thất vọng.

“Chùa Cầu là biểu tượng Di sản văn hóa thế giới - Hội An, mang vóc dáng kiến trúc cổ, đậm đà bản sắc văn hóa, cần phải trùng tu, bảo vệ, gìn giữ như báu vật. Thế nhưng, ô nhiễm môi trường tại đây không chỉ gây ra sự phản cảm với du khách mà còn đang hủy hoại nặng nề di sản”- chị Huyên chia sẻ.

Trao đổi với vov về tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, nước thải từ các phường Cẩm Phô, Tân An, Cẩm Hà đổ ra khe suối Ồ Ồ, tràn về phía Chùa Cầu trước khi đổ ra sông Hoài.

Dù đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhưng Chùa Cầu vẫn ô nhiễm nặng. Ảnh: Báo TN-MT.

"Hiện nay, nhà máy mới chỉ tiếp nhận được nước từ khu vực trước nhà máy, còn lại khu vực phía sau nhà máy, tức là toàn bộ khu vực xóm Dinh, khu vực đường Phan Châu Trinh vẫn chưa được thu gom. Vì vậy thành phố giao cho các ngành liên quan có phương án thu gom và đưa về nhà máy để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm Chùa Cầu. Còn về rác thải thì tăng cường vớt rác trên sông. Sắp tới đây sẽ được nạo vét để lòng sông sâu xuống, lượng nước dâng lên làm cho cảnh quan đẹp hơn", ông Sơn cho biết.

Chùa Cầu được tọa lạc trong quần thể Khu di tích phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Tuy nhiên, nhiều năm qua, môi trường xung quanh và nhất là nguồn nước chảy qua khu vực bốc mùi hôi thối do nguồn nước thải từ các khu dân cư đổ ra.

Để giải quyết tình trạng trên, tháng 11/2018, trạm xử lý nước thải Chùa Cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cải thiện chất lượng nước với công nghệ xử lý nước thải hiện đại tại khu vực Chùa Cầu chính thức được đưa vào vận hành với công suất 3.000 - 5.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ Yên Nhật, trong đó chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 1,1 tỷ Yên Nhật (khoảng 228 tỷ đồng), còn lại do TP Hội An đối ứng.

Công trình áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến năng lượng thấp, không chỉ cải thiện môi trường nước khu vực mà còn đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra kênh Chùa Cầu.

Đến đầu tháng 11/2018, môi trường xung quanh khu vực Chùa Cầu đã thực sự hết ô nhiễm. Từ đó, góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, nâng cao giá trị di tích và xử lý nước sinh hoạt cho hơn 1.000 hộ gia đình ở các xã, phường: Thanh Hà, Cẩm Hà, Tân An, Cẩm Phô và Minh An.

Tuy nhiên, kênh nước chảy dưới chân di tích hàng trăm năm tuổi này chỉ hết mùi hôi được vài tháng. Hiện, khu vực này lại tái diễn tình trạng ô nhiễm khiến du khách phải nín thờ mỗi khi qua đây.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chi hàng trăm tỷ chùa Cầu vẫn ô nhiễm trở lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.