Thứ năm, 28/03/2024 16:56 (GMT+7)

Chất lượng không khí Hà Nội kém trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

MTĐT -  Thứ năm, 30/01/2020 15:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Do lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, nên trong ngày hôm nay, chất lượng không khí AQI tại Hà Nội đã tăng vọt lên 122 ở mức kém.

Hôm nay (30/1) cũng là ngày người dân trở lại thành phố làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Do lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, nên trong ngày hôm nay, chất lượng không khí AQI tại Hà Nội đã tăng vọt lên 122 ở mức kém, trong khi chiều qua chỉ dao động quanh ngưỡng 50-80.

Đặc biệt theo ghi nhận tại các cửa ngõ đi vào trung tâm Thủ đô sáng nay như Quốc lộ 32, đường Phạm Văn Đồng hay khu vực Mỹ Đình… là những điểm có AQI cao nhất từ 130-146. Đây cũng là ngưỡng gây ảnh hưởng sức khỏe tới những đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ và người mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp

Trước đó, theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), trong 3 ngày Tết (từ mùng 1 đến mùng 3 Tết), chất lượng không khí tại Thủ đô Hà Nội chủ yếu ở mức tốt (màu xanh).

Chất lượng không khí tại Hà Nội trong sáng 30/1 ở mức kém.

Kết quả quan trắc tại 10 trạm cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) 3 ngày qua đều duy trì ở ngưỡng từ 0-50, mức tốt nhất trong 6 trong thang đo chỉ số chất lượng không khí.

Lúc 15h ngày 27/1 (mùng 3 Tết), cả 10 trạm quan trắc không khí có chỉ số AQI ở mức tốt (màu xanh). Trong đó, trạm quan trắc đặt tại Trung Yên 3 có chỉ số là 20, Mỹ Đình 24, Minh Khai 25, Tân Mai 26, Tây Mỗ 27, Hoàn Kiếm 29, Kim Liên 31, Thành Công 36, Hàng Đậu 42, Phạm Văn Đồng 44.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, chất lượng không khí ở Hà Nội trong 3 ngày Tết duy trì ở mức tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe do nhiều nguyên nhân. Trước hết, vào dịp Tết, các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố ngừng hoạt động; lưu lượng xe máy tham gia giao thông trên các tuyến phố giảm nên bụi mịn và khí thải ô tô, xe máy ít tác động đến môi trường.

Năm 2019, Hà Nội trải qua nhiều đợt ô nhiễm không khí. Theo các chuyên gia, chất lượng không khí phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết (sương mù, mưa, hiện tượng nghịch nhiệt…).

Ngoài ra, các phương tiện tham gia giao thông cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Hiện, Hà Nội có khoảng 6,6 triệu phương tiện giao thông, trong đó, khoảng 5,7 triệu xe máy khi lưu thông đã thải nhiều khói ra môi trường, gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt, khi tắc đường, động cơ xe vẫn hoạt động, lượng khí phát thải rất lớn.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để giải quyết được tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội cần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phát triển giao thông công cộng; sử dụng nhiên liệu sạch; đồng thời, các cơ quan chức năng cần kiểm soát, loại bỏ phương tiện giao thông không bảo đảm điều kiện lưu thông...

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chất lượng không khí Hà Nội kém trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.