Thứ sáu, 19/04/2024 23:04 (GMT+7)

Chất lượng không khí Hà Nội đều ở mức tốt trong ngày 9/2

MTĐT -  Thứ hai, 10/02/2020 08:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày hôm qua (9/2), chất lượng không khí Hà Nội đã được cải thiện đáng kể khi chỉ số đo tại tất cả các trạm trên địa bàn TP đều ở mức tốt (màu xanh).

Cụ thể, ngày 9/2, đại diện của Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn TP đều ở ngưỡng màu xanh (mức tốt), dao động ở ngưỡng 26 - 45.

Ở mức này, không khí không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Trong khi, cùng thời điểm này, những ngày qua, chỉ số AQI duy trì phổ biến ở ngưỡng cảnh báo kém và xấu.

Theo đó, chỉ số AQI lúc 14h hôm nay duy trì ở mức tốt sau 3 ngày duy trì ở mức trung bình và kém kể từ ngày 5/2. Cụ thể, trạm quan trắc đặt tại Kim Liên có chỉ số AQI là 26, Tây Mỗ 27, Tân Mai 28, Trung Yên 3 29, Mỹ Đình 31, Hoàn Kiếm 32, Minh Khai 33, Thành Công 37, Hàng Đậu 45, Phạm Văn Đồng 45.

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, sương mù là do hiện tượng tăng nhiệt độ. Những ngày gần đây, ở Hà Nội trời ẩm, có mưa phùn nhỏ.

Mấy năm qua, đặc biệt từ cuối năm 2019 đến nay, chất lượng không khí ở Hà Nội cũng đã ở mức đáng lo ngại bởi đã vượt quá quy chuẩn cho phép. Những tháng mùa hè, do có gió to, mưa, các điều kiện khí hậu, hiện tượng thời tiết nên chất lượng không khí tốt hơn. Nhưng trong những tháng mùa đông, nhiệt độ giảm, tít gió, độ ẩm cao, có sương mù... là nguyên nhân làm tăng ô nhiễm không khí.

Khi quan trắc không khí tại các trạm, người ta chia chỉ số ô nhiễm ra làm nhiều mức với nhiều màu như: Màu xanh là tốt nhất, màu vàng chất lượng không khí còn được. Nhưng đến màu da cam là báo động. Còn màu đỏ là nguy hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đối chiếu với quy chuẩn, rõ ràng chỉ số quan trắc ô nhiễm không khí đáng lo ngại, nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là người bệnh, người già và trẻ nhỏ.

“Những năm qua, quá trình đô thị hóa đã khiến cho không khí chúng ta đang sống ở Thủ đô ngàn năm tuổi bị ô nhiễm. Hà Nội thì chưa đến mức như Bắc Kinh nhưng rất cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như ý thức của mỗi người dân Thủ đô để giữ cho Thủ đô xanh - sạch - đẹp”, TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nói.

Trước tình hình ô nhiễm không khí diễn biến phức tạp, kéo dài, TP Hà Nội đang đặt đặt mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ lắp thêm 70 trạm.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, đơn vị này đang xúc tiến để đầu tư thêm 50 trạm quan trắc không khí cảm biến và 20 trạm quan trắc không khí cố định. Như vậy, việc lắp đặt này sẽ hoàn thiện và nâng tổng số trạm quan trắc không khí (máy đo chỉ số chất lượng không khí) tại Hà Nội lên 81. Đây được coi là số trạm quan trắc cần thiết, nếu như không muốn nói là “lý tưởng” trong tình hình hiện nay.

Được biết, Sở TN&MT Hà Nội còn phối hợp với Cơ quan phát triển Pháp AFD và đơn vị tư vấn Pháp AirParif nâng cao năng lực quản lý hệ thống, dữ liệu quan trắc không khí tự động; nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm đã được đơn vị tư vấn Pháp đã triển khai thành công tại Paris và Bắc Kinh. Dự kiến sắp tới sẽ tổ chức hội thảo về đề xuất chương trình, kế hoạch hành động cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nếu kế hoạch lắp đặt thêm nhiều trạm quan trắc như trên, Hà Nội sẽ có thêm nhiều khu vực được đo kiểm chất lượng không khí, có hệ thống đánh giá không khí đầy đủ và toàn diện, thuận lợi cho TP đưa ra những biện pháp khắc phục ô nhiễm. Bởi theo kết quả công bố gần đây của nhiều tổ chức, Hà Nội là đô thị có mức độ ô nhiễm không khí nặng, mức độ ô nhiễm cao nhất cả nước, sau đó mới đến TP HCM.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Chất lượng không khí Hà Nội đều ở mức tốt trong ngày 9/2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...