Thứ năm, 28/03/2024 22:39 (GMT+7)

CĐM sửng sốt trước cảnh nước lũ không rác thải của Nhật Bản

MTĐT -  Thứ hai, 14/10/2019 08:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhật Bản từ lâu được biết tới là đất nước siêu sạch nhờ ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người dân cùng hệ thống xử lý rác thải hiện tại. Thực tế này đã được chứng minh sau siêu bão Hagibis.

Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, nước Nhật đã trải qua những ngày tháng tổn thất nặng nề do siêu bão Hagibis gây ra. Ít nhất 11 người thiệt mạng, 15 người mất tích sau khi siêu bão Hagibis được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 60 năm qua với sức gió tối đa 216 km/h quét qua Nhật Bản.

Siêu bão làm tê liệt hệ thống giao thông, tàn phá hệ thống cung cấp điện ở khắp các thành phố miền Trung Nhật Bản, đẩy hàng trăm nghìn hộ gia đình rơi vào cảnh mất điện và hàng chục nghìn căn nhà sống trong tình trạng thiếu nước. Đồng thời, hệ thống giao thông tại nhiều thành phố tại miền Trung Nhật Bản đã bị tê liệt. 

Tuy nhiên, trên tài khoản Twitter có tên Vikash singh, hình ảnh nước lũ ở Nhật Bản sạch sẽ và không lẫn một cọng rác tiếp tục gây sốt. Mặc dù vậy, đây không phải lần đầu Nhật Bản nhận được sự khen ngợi của cộng đồng quốc tế về sự sạch sẽ của các thành phố dù phải hứng chịu nhiều thiên tai. 

Hình ảnh những ngôi nhà chìm trong nước lũ nhưng xung quanh không một tí rác được chia sẻ rầm rộ trên Twitter.

Theo Kenh14.vn, ngoài những hình ảnh và video thể hiện sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão thì có 2 hình ảnh khiến cộng đồng mạng đặc biệt xôn xao và liên tục chia sẻ, đó là cảnh những ngôi nhà chìm trong biển nước nhưng xung quanh không hề có một chút rác nào.

Chúng ta đều biết Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng về sự sạch sẽ, người dân từ khi còn nhỏ đã được dạy về việc giữ gìn vệ sinh thật tốt môi trường sống của mình. Và đến bức ảnh này thì dân mạng quốc tế thực sự thêm ngả mũ thán phục. Trước khi một số khu vực bị cơn lốc mạnh tàn phá khiến nhà cửa, đồ đạc tan hoang thì khi nước lũ dâng lên không hề thấy có bóng dáng chút rác xuất hiện.

Cũng theo một số thông tin cho hay, trước khi siêu bão Hagibis đổ bộ, chính phủ Nhật Bản đã thông báo cho người dân dọn sạch rác nơi mình sinh sống. Các nhân viên vệ sinh đô thị cũng làm sạch đường ống, cống thoát nước để không gây ra sự tắc nghẽn khi mưa bão về.
Cộng đồng mạng trước đây cũng từng xôn xao và chia sẻ rầm rộ hình ảnh nước lũ trong vắt như hồ bơi ở bến xe điện ngầm tại thành phố Hamamatsu trong cơn bão nhiệt đới Etau vào năm 2015. Và sau nhiều năm, quang cảnh thành phố vẫn sạch sẽ khi chìm trong nước lũ của Nhật Bản vẫn tiếp tục khiến dân mạng quốc tế phải hết lời ngợi khen và đáng để mọi người học tập.

Nước cảnh nước lũ trong veo một cách đáng ngạc nhiên, trông không khác gì bể bơi ở Nhật.

 Hệ thống phân loại rác hiện đại

Được biết, một trong những nguyên nhân đưa Nhật Bản thành đất nước sạch sẽ có tiếng đến từ quy trình phân loại rác thải chặt chẽ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, rác được phân ra làm hai loại: tái chế và không thể tái chế.

Còn tại Nhật Bản, rác thải lại được phân chia tới 4 loại rác chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và loại cuối cùng bao gồm các chai lọ thủy tinh, vỏ lon. Cụ thể,  rác có thể đốt cháy bao gồm các loại rác nhà bếp như rau, củ, thịt cá…; rác giấy như giấy vệ sinh, tã giấy, giấy gói thực phẩm hay lọ đựng bằng nhựa vinyl, lọ đựng xà phòng… Ngoài ra, gỗ, cao su, da và các sản phẩm quần áo cũ cũng được coi là rác cháy được.

Đáng chú ý, mỗi thành phố tại Nhật Bản đều có một bộ quy tắc phân loại rác thải riêng được hướng dẫn chi tiết trong một cuốn sách nhỏ. Quyển sách hướng dẫn này cũng được chính quyền các tỉnh, thành phố tại Nhật Bản đăng tải trực tuyến trên các cổng thông tin dưới định dạng bằng tiếng Nhật và đôi khi có cả tiếng Anh.

Các túi dùng để phân loại rác thải đều có thể mua được tại siêu thị, hiệu thuốc hoặc cửa hàng tiện lợi tại địa phương. Ở một số khu vực nhất định, một loại túi có thể được sử dụng cho tất cả các loại rác và nhưng có những tỉnh thành lại có các loại túi khác nhau dùng cho các loại rác cụ thể.

Nhật Bản chủ yếu xử lý rác thải nhựa theo các phương pháp như chôn lấp, đốt hoặc tái chế bằng các công nghệ thô sơ. Kể từ những năm 1960, Nhật Bản đã bắt đầu xử lý rác đô thị, trong đó có rác thải nhựa bằng cách đốt trong các lò đốt công nghiệp. 

Tuy nhiên, việc đốt rác thải nhựa là một giải pháp gây lãng phí, đồng thời có thể tiềm ẩn các nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc tái chế rác thải nhựa được coi là giải pháp thân thiện với môi trường và bền vững nhất.

Điều này đã thôi thúc các doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu các phương pháp xử lý và tái chế rác thải nhựa. Giờ đây, nhiều doanh nghiệp ở nước này sở hữu các công nghệ tái chế rác thải nhựa tiên tiến nhất thế giới như Panasonic...

Các chuyên gia nhận định, việc ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến về xử lý rác đã góp phần làm nên một Nhật Bản sạch đẹp và chuyên nghiệp. 

Ý thức cộng đồng

Mặc dù vậy để làm nên sự sạch sẽ tại Nhật Bản, ý thức cộng đồng cùng những mối quan tâm thực tế được coi là nền tảng. Trong điều kiện môi trường nóng ẩm ở đất nước này, thức ăn sẽ nhanh chóng bị ôi thiu, vi khuẩn phát triển mạnh, sâu bọ rất nhiều. Vì vậy, giữ gìn vệ sinh là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. 

Đặc biệt, ý thức giữ gìn vệ sinh của người Nhật Bản rất cao. Từ bậc tiểu học ở Nhật Bản, các ngôi trường đã giáo dục việc giữ gìn vệ sinh không gian chung cho các em nhỏ. Đến đại học, 12 năm liền học sinh được đào tạo, hướng dẫn tự giữ gìn vệ sinh trường học. Vào thời gian nghỉ trưa, tất cả học sinh, sinh viên tham gia dọn dẹp sân trường với niềm phấn khởi như kỹ năng lao động. 

Học sinh Nhật Bản có ý thức phan loại rác thải từ nhỏ.

Người Nhật không có ý niệm, chỉ làm sạch chỗ của mình mà luôn sẵn sàng cùng mọi người giữ vệ sinh môi trường. Thậm chí, tại những tỉnh, thành phố sau khi siêu bão Hagibis đi qua, người dân đã ngay lập tức bắt tay vào dọn dẹp những mảnh vụn, những tấm biển đổ vỡ để nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Chính việc cả cộng đồng đều nhận thức được việc lao động vì môi trường xung quanh nên họ có tiếng nói chung khi luôn muốn giữ cho đường phố, cảnh quan đô thị sạch đẹp. Do vậy, dù Nhật Bản là nước có lượng rác thải nhựa bình quân đầu người lớn thứ 2 thế giới nhưng đường phố tại Nhật Bản luôn vắng bóng sự xuất hiện của rác thải.

Ứng Chi (T/H)

Bạn đang đọc bài viết CĐM sửng sốt trước cảnh nước lũ không rác thải của Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.