Thứ sáu, 26/04/2024 06:11 (GMT+7)

Cần lắm những hành động “Nói đi đôi với làm”

MTĐT -  Thứ năm, 12/09/2019 14:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Buổi chiều, vào những giờ tan tầm, tôi chứng kiến những cảnh mang những vấn đề cần phải lưu tâm, và chung tay thay đổi thói quen của tất cả mọi người, để làm nên một môi trường sống tốt hơn.

Ở những con đường trong thành phố, luôn có những buổi họp, nhóm chợ, gây mất an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, cảnh người buôn bán, người mua hàng, hình như quên mất đây là những vị trí có thể gây nguy hiểm cho mình. Kẹt xe, luôn là mối đe dọa cho những người lưu thông qua những tuyến đường này.

Ở nơi đây siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cũng đã có mặt rất nhiều, nhưng không tiện lắm cho sinh hoạt của người dân, và cũng chưa thu hút, hoặc giải quyết giảm bớt những nhóm chợ tự phát này.

Nhìn chung, đa số người dân chọn cách mua bên vỉa hè, những xe đẩy trên đường, mà chúng ta rất dễ dàng nhìn thấy trên tất cả mọi ngả đường.

 Người viết tự chụp tại một chợ chiều ở địa phương. Ảnh minh họa

Có lẽ, nhìn bằng sự cảm thông, thấu hiểu, chúng ta sẽ cảm thấy những người buôn bán như thế này, cần có những hành động tạo điều kiện cho họ được có công ăn việc làm, có kế sinh nhai. Nhưng hầu hết tất cả các con đường đều tụ họp những nhóm chợ như thế này, quả là một điều không nên.

Trong khi, hầu hết, tại các địa phương, đều có xây dựng chợ, và những công trình này có nơi được sử dụng, được vận hành tốt, còn lại một số nơi, chợ chỉ được họp buổi sáng, buổi chiều chợ bỏ không. Phải chăng, vấn đề này thể hiện sự bất cập, phí phạm không nhỏ, trong cách điều hành vận hành kinh doanh của các khu chợ. Từ đó, những nhóm chợ tự phát mới hình thành một cách mạnh mẽ, nơi nào cũng có, địa phương nào cũng không thể phủ nhận tình trạng gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở những khu chợ này.

Phải làm sao để khuyến khích, tạo điều kiện, nâng cao ý thức thực hiện giữ gìn mỹ quan đô thị cho những người buôn bán nhỏ lẻ, các tiểu thương, và cả những người mua hàng tại các chợ.

Đây là vấn đề cốt lõi, tạo nên một lối sống tiền bộ, làm nên một môi trường trong sạch không chỉ riêng một ai thụ hưởng. Mà là tất cả những người trong xã hội ta đang sống, hưởng một môi trường trong lành thì sức khỏe, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Người viết tự chụp tại một chợ chiều ở địa phương. 

Dọc các tuyến đường, đặc biệt là những nơi có nhiều công nhân tan ca. Những hàng rau, hàng cá bày bên vệ đường, xe đẩy trái cây. Cứ thế chẳng ngại gì, làm ách tắt giao thông, trở thành nguy cơ cho tình trạng kẹt xe. Mỗi khi học sinh tan sở và công nhân tan ca, những con đường này luôn là nỗi ám ảnh của người đi đường. Rác thải, nước thải từ việc làm cá, gánh rau, bốc mùi tanh, ứ đọng và hôi thối. Là mầm mống của dịch bệnh, rất nguy hại đến tất cả mọi người.

Người Việt thật lạ cứ tiện là bất chấp. Dù cho dân quân khu phố , đô thị cứ chiều chiều đi dẹp. Và cứ hễ dẹp xong khoảng 15-20 phút là trở lại hiện trạng ban đầu.

Khổ lắm, nói mãi - làm mãi - giải quyết mãi cũng đâu lại vào đấy. Đổ lỗi cho cuộc sống nghèo phải bươn chải kiếm sống. Nêu hầu như mọi sự cố gắng của chính quyền địa phương đều chưa đạt kết quả tối ưu nhất. Khi mỗi chiều, chúng ta vẫn thường thấy, đô thị phường nào cũng ra quân đi dẹp chợ. Nhưng chỉ dẹp được khi có “xe đô thị” đi qua, vài phút sau hiện trạng trở về như cũ.

Xã hội vốn có cách sinh hoạt dễ chịu, ai bán đâu thì mua đó. Ham rẻ thích tiện. Đi chợ làm biếng gửi xe, hoặc có khi sợ tốn tiền gửi xe. Mà nghĩ cũng lạ, chợ tại sao không nghĩ đến thu phí giữ xe khoảng 1000 đồng/1 xe thôi. (Thực tế có chợ phí giữ xe 5000/1 lượt, hoặc 10.000/1 lượt trong khi người dân đi siêu thị chỉ 1000/1 lượt, có nơi còn miễn phí). Thế thì, tại sao ban quản lý chợ, không làm điều gì đó, để thu hút người dân đến mua sắm tại chợ nhiều hơn. Điều này, tránh lãng phí cơ sở hạ tầng của công trình nhà nước, tạo được mỹ quan đô thị, an toàn thực phẩm, thực hiện nếp sống văn minh.

Người dân họ sẽ vào chợ, với điều kiện chợ phải là nơi thuận mua vừa bán, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Tại sao không tạo điều kiện họp chợ mỗi chiều để tránh tình trạng nhếch nhác mỗi giờ tan tầm. Cứ phải ra quân đi dẹp rồi bộ phận công quyền lại xảy ra mâu thuẫn với dân. Người buôn bán họ không hiểu hoặc cố tình làm trái thì người có trách nhiệm phải suy nghĩ để có biện pháp khả thi hơn. Tôi rất sợ thấy cái cảnh người bán hàng rong bị thu xe và hàng hoá về phường. Bởi lúc đó khó để thông cảm hoặc đứng về phía ai.

Âu cũng là một cảm xúc khó nghĩ về lối sống của đại bộ phận người Việt ta. Sao cũng được miễn buôn bán làm ăn được mà chẳng nghĩ đến nét đẹp văn minh của cộng đồng. Buồn thay những nhóm chợ chiều.

Và cũng nhìn nhận lại chính bản thân mỗi chúng ta đôi lần vội vàng, đôi lần tiện lợi, vài lần dừng xe ghé lại mua hàng ở những nhóm chợ này, là một trong những nguyên nhân bùng phát lên những kiểu chợ gây nên những ảnh hưởng nhất định cho việc “có cầu thì sẽ có cung”, từ thói quen sinh hoạt của chính mỗi người chúng ta đã tạo nên những mối đe dọa đến chính cuộc sống của chúng ta. Vậy nên, hãy cùng nhau nhận ra, cùng nhau thay đổi.

Cần lắm những hành động “Nói đi đôi với làm”, để việc xây dựng môi trường sống xanh- sạch- đẹp”, không chỉ còn trên lý thuyết, khẩu hiệu.

Tác giả Hồ Xuân Đà 
Tên thật : Hồ Thị Xuân Đà 
Hội nhà văn TP.HCM 
Giáo viên trường mầm non Long Trường Q 9- TP.HCM 
Địa chỉ : số nhà 24. Phước Lai - Long Trường - Q9- TP.HCM 
Bạn đang đọc bài viết Cần lắm những hành động “Nói đi đôi với làm”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Hồ Xuân Đà

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.