Thứ tư, 24/04/2024 20:14 (GMT+7)

Bộ NN&PTNT lên tiếng về việc nhận chìm chất nạo vét ở cảng Cửa Lò

MTĐT -  Thứ ba, 10/07/2018 15:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Bộ NN&PTNT, khu vực dự kiến nhận chìm vật liệu nạo vét ở cảng Cửa Lò là không phù hợp để triển khai hoạt động nhận chìm, vì khoảng cách này vừa gần bờ.

Theo báo Dân Việt đưa tin, mới đây trả lời công văn số 3168/BTNMT-TCBĐVN ngày 18/6 của Bộ TNMT về việc lấy ý kiến khu vực biển để nhận chìm chất nạo vét thuộc Dự án nâng cấp luồng hàng hải cho tàu biển 10.000 DWT đầy tải cảng Cửa Lò của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc. Bộ NN&PTNT đã không đồng ý với vị trí kiến nghị.

Theo đó, trong văn vản trả lời Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT cho biết, khu vực biển dự kiến tiến hành nhận chìm vật liệu nạo vét được xác định là ngư trường khai thác thủy sản truyền thống của ngư dân các tỉnh ven biển Nghệ An và Hà Tĩnh (các nghề lưới kéo đôi, kéo đơn, nghề lưới rê đáy, nghề lưới vây và nghề câu); có khoảng cách rất gần với khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiềm năng thuộc vùng biển ven bờ Nghi Xuân – Hà Tĩnh (khoảng 10km) là bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên của các loài hải sản vùng biển Bắc Trung Bộ.

Vị trí khu vực dự kiến nhận chìm vật liệu nạo vét cách bờ biển khoảng 10km, độ sâu khoảng 15,39m, đây là vị trí không phù hợp để triển khai hoạt động nhận chìm vì khoảng cách này vừa gần bờ, vừa nông lại nằm ngay vùng cửa sông Lam.

Quan điểm của Bộ NNPTNT là nên xem xét thêm các phương án khác để có sự so sánh, đối chiếu với phương án đang được đề xuất nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất, vừa đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển cũng như sinh kế của cộng đồng ngư dân sống dựa vào nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản tại khu vực thực hiện dự án.

Bộ NN&PTNT không đồng ý với vị trí nhận chìm. Ảnh minh họa: Internet.

Cảng Cửa Lò có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Theo thông tin trên tờ Trí thức trẻ thì từ năm 2011, lượng hàng hóa thông qua cảng Cửa Lò đã được dự báo đạt khoảng 2,5-3 triệu tấn/năm vào năm 2015, và trên 3 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2020. Do đó, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000 DWT đầy tải vào cảng Cửa Lò.

Tháng 5/2015, giai đoạn 1 của Dự án đã hoàn thành, nâng số lượng tàu tiếp nhận lên mức 2.512 lượt với lượng hàng hoá thông qua đạt 3,3 triệu tấn (năm 2016).

Tuy nhiên, Chính phủ muốn xây dựng Cửa Lò trở thành khu bến cảng tổng hợp, phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An và một trong các cửa ngõ tiếp chuyển hàng quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 20.000 DWT. Đây là mục tiêu đã được xác định trong bản quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trong khi đó, tuyến luồng có vũng quay tàu hẹp, nhiều tàu trọng tải lớn hơn 10.000DWT có nhu cầu trả và nhận hàng tại cảng Cửa Lò nhưng không thể vào được. Vì vậy, cảng Cửa Lò đã phải từ chối nhiều tàu có trọng tải lớn hơn 20.000 DWT.

Song song với việc xây dựng bến số 5 và 6 nhằm đón tàu có trọng tải 20.000 – 30.000 DWT, Cục Hàng hải Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông thông vận tải chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 2 của Dự án.

Trong quá trình nạo vét luồng hàng hải, cảng biển yêu cầu bắt buộc là phải bố trí khu vực nhận chìm vật liệu nạo vét. Việc này liên quan đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do vị trí khu vực dự kiến nhận chìm vật liệu nạo vét gần với ngư trường, Bộ TNMT đã gửi công văn xin ý kiến Bộ NNPTNT.

Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án là 196,3 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 231,9 tỷ đồng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bộ NN&PTNT lên tiếng về việc nhận chìm chất nạo vét ở cảng Cửa Lò. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.