Thứ tư, 24/04/2024 19:57 (GMT+7)

Báo động bãi rác cao hơn núi ở Ấn Độ

MTĐT -  Thứ tư, 05/06/2019 15:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nằm ở thủ đô New Delhi, Ghazipur là bãi rác cao nhất Ấn Độ. Nó lớn khoảng hơn 40 sân bóng đá cộng lại và cao thêm gần 10m mỗi năm, hiện đã cao hơn 65m.

Với tốc độ này, đến năm 2020 núi rác này sẽ cao hơn cả đền Taj Mahal có độ cao 73m, dẫn nguồn tin từ AFP, báo Tuổi trẻ đưa tin.

Theo trang NDTV (Ấn Độ), tòa án tối cao nước này đã khuyến cáo cần phải sớm gắn đèn đỏ để cảnh báo các máy bay bay ngang qua bãi rác.

Được biết, bãi rác Ghazipur được mở vào năm 1984, đạt sức chứa tối đa vào năm 2002 và lẽ ra phải đóng cửa vào thời điểm đó. Nhưng hàng trăm xe tải vẫn chở rác tới đổ ở đây mỗi ngày.

"Khoảng 2.000 tấn rác đã đổ xuống Ghazipur mỗi ngày", một quan chức thành phố New Delhi cho biết.

Một phụ nữ nhặt rác ở bãi rác thị xã Dimapur, bang Nagaland, Ấn Độ. Ảnh: STRDEL.

Năm 2018, một phần của núi rác này đã đổ sụp do mưa lớn, khiến 2 người thiệt mạng. Sau vụ việc này, nhà chức trách đã ra lệnh cấm đổ rác tại Ghazipur, song biện pháp này chỉ áp dụng trong vài ngày do chưa có phương án thay thế.

Bên cạnh đó, nhà chức trách luôn phải đề phòng những vụ cháy lớn từ bãi rác. Do khí mêtan dễ cháy bốc lên từ bãi rác, lửa thường bùng phát và mất vài ngày để dập tắt. Nước rác và bùn thải ra từ bãi rác chảy trực tiếp vào một kênh nước tại địa phương, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Dự báo đến năm 2020 núi rác này sẽ cao hơn cả đền Taj Mahal có độ cao 73m. Ảnh: AFP.

Một bác sĩ địa phương cho hay mỗi ngày, bà tiếp nhận khoảng 70 bệnh nhân, trong đó có nhiều trẻ em, gặp các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa do ô nhiễm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bãi rác Ghazipur là nguồn gốc gây nên các bệnh cho cộng đồng dân cư sống cách đó 5 km, trong đó có cả bệnh ung thư.

Giao thông tắc nghẽn, công nghiệp nặng và việc đốt rơm rạ hàng năm ở các khu vực quanh Delhi khiến thủ đô của Ấn Độ rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo khảo sát của chính phủ từ năm 2013 đến 2017, có hơn 1,7 triệu người dân Delhi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó hơn 980 người đã tử vong.

Các thành phố của Ấn Độ nằm trong số những nơi sản xuất rác lớn nhất thế giới, tạo ra 62 triệu tấn rác mỗi năm. Đến năm 2030, con số này có thể tăng lên 165 triệu tấn, theo số liệu của chính phủ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Báo động bãi rác cao hơn núi ở Ấn Độ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.