Thứ bảy, 27/04/2024 03:43 (GMT+7)

Báo chí chung tay bảo vệ thiên nhiên hoang dã

MTĐT -  Thứ bảy, 23/09/2017 11:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Chúng tôi hy vọng, thông qua các cơ quan báo chí Việt Nam sẽ góp phần bảo tồn được các giống loài động vật hoang dã nguy cấp có nguy cơ bị săn bắt trái phép dẫn đến tuyệt chủng tại Việt Nam”.

Đây là ý kiến của ông Bùi Ngọc Mạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ, Nghiên cứu khoa học và tư liệu, Ban Tuyên giáo Trung ương tại tọa đàm vai trò của các cơ quan báo chí Việt Nam trong bảo vệ thiên nhiên hoang dã được tổ chức vào chiều nay 22/9.

Đại diện Ban Tuyên giáo, các Bộ ngành cùng tổ chức Traffic tham dự tọa đàm

Theo mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (Traffic), trong những năm qua, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ và trung chuyển các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã, trong đó có sừng tê giác và ngà voi. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động thực vật hoang dã chính là nguyên nhân khiến các hoạt động săn bắn, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ trái phép ngày càng gia tăng.

Từ năm 2014, thông qua Sáng kiến thay đổi hành vi “Sức tại Chí”, tổ chức Traffic đã phối hợp với nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân nhằm triển khai nhiều hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã, trong đó có sừng tê giác tới các nhóm đối tượng chính sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.

Trong các hoạt động này, sự tham gia của các cơ quan báo chí Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và lan tỏa thái độ không khoan nhượng đối với việc buôn bán và tiêu thụ động thực vật hoang dã tới các đối tượng sử dụng chính là toàn bộ cộng đồng trong xã hội.

Bà Madelon Willemsen, Đại diện tổ chức Traffic tại Việt Nam cho biết, hơn bao giờ hết, báo chí là cầu nối trong việc hình thành và định hướng các quan điểm xã hội, thông qua đó phát triển và xây dựng các lối sống có văn hóa và trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Sự tham gia của các cơ quan báo chí Việt Nam đang và sẽ góp phần hình thành những giá trị và chuẩn mực đạo đức thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với việc buôn bán và tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã tại Việt Nam, đồng thời cung cấp những thông tin và công cụ cần thiết để mỗi người dân Việt Nam có thể tham gia bảo vệ các giống loài hoang dã.

Ông Bùi Ngọc Mạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ, Nghiên cứu khoa học và tư liệu, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng cho biết, đơn vị này luôn hỗ trợ và khuyến khích các công chức, viên chức, cán bộ Đảng và Nhà nước, các báo cáo viên và cộng đồng thay đổi hành vi thể hiện thái độ không khoan nhượng trong việc buôn bán và tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã, đặc biệt nhấn mạnh việc sử dùng các sản phẩm động thực vật hoang dã là không có căn cứ khoa học.

Trong thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã phối hợp với tổ chức Traffic thực hiện các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho các báo cáo viên về những nguy cơ tiêu cực mà buôn bán và tiêu thụ động thực vật hoang dã có thể tác động đến an ninh quốc gia, sự phát triển bền vững và ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong công tác truyền thông thay đổi hành vi bảo tồn thiên nhiên hoang dã trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước và rộng rãi trong cộng đồng xã hội.

“Chúng tôi hy vọng, nỗ lực và định hướng xây dựng một xã hội không khoan nhượng đối với buôn bán và tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã, thông qua các cơ quan báo chí Việt Nam sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn bộ người dân trong xã hội, đồng thời bảo tồn được các giống loài hoang dã nguy cấp có nguy cơ bị săn bắt trái phép dẫn đến tuyệt chủng tại Việt Nam và trên toàn thế giới”, ông Bùi Ngọc Mạnh chia sẻ.

Theo Infonet

Bạn đang đọc bài viết Báo chí chung tay bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới